Công thức Mỹ tính thuế áp lên các nước khác

Đăng lúc 21:42 03.04.2025

Trang web của Bộ thương mại Mỹ đăng tải đầy đủ giải thích về công thức để họ tính toán thuế đối ứng trong giao thương với các nước mà chính quyền Trump vừa công bố mới đây. Trong bài này, mình xin chia sẻ lại với mọi người.



Trước khi đề cập tới công thức tính, Mỹ nói rằng việc tính toán riêng lẻ tác động thâm hụt thương mại từ hàng chục ngàn chính sách thuế quan, quy định, thuế và các chính sách khác nhau ở từng quốc gia là cực kỳ phức tạp và bất khả thi. Do đó họ chọn cách kết hợp toàn bộ các tác động lại và đại diện bằng một mức thuế phù hợp với mục tiêu đưa thâm hụt thương mại về 0. Nếu thâm hụt thương mại kéo dài do các chính sách và nguyên tắc cơ bản về thuế quan và phi thuế quan, thì mức thuế phù hợp và thay đổi chính sách cũng như nguyên tắc cơ bản sẽ có qua có lại và công bằng.

Chi tiết về công thức tính mức thay đổi thuế trên nguyên tắc đối ứng


Đây là cách tính mức thuế đối ứng mà Mỹ sẽ áp lên quốc gia i nhằm đưa cán cân thương mại song phương về mức 0, trên lý thuyết là giá trị xuất khẩu bằng giá trị nhập khẩu.

[​IMG]

Trên đây là công thức mà bộ thương mại Mỹ đưa ra. Ở đây mình chia nó ra thành 2 giai đoạn cho dễ.

Đầu tiên, họ sẽ đi tính mức giảm nhập khẩu khi có sự thay đổi trong thuế quan theo công thức Δτ_i * ε * φ * m_i

Chi tiết các giá trị trong công thức:
Δτ_i: Là sự thay đổi trong mức thuế suất mà Hoa Kỳ áp lên quốc gia i. Đây là biến số cần tìm để tính toán mức thuế mới cần thiết.
ε:độ co giãn của nhập khẩu theo giá nhập khẩu (elasticity of imports with respect to import prices). Giá trị này luôn âm (ε < 0) vì theo lý thuyết, khi giá nhập khẩu tăng, lượng nhập khẩu sẽ giảm và ngược lại. Nó đo lường mức độ nhạy cảm của lượng hàng nhập khẩu đối với sự thay đổi về giá.
φ:mức độ chuyển giá từ thuế quan sang giá nhập khẩu (passthrough from tariffs to import prices). Giá trị này nằm trong khoảng từ 0 đến 1 (0 < φ ≤ 1). Nó cho biết bao nhiêu phần trăm của thuế quan thực sự làm tăng giá mà nhà nhập khẩu Hoa Kỳ phải trả. Nếu φ = 1, toàn bộ thuế quan được chuyển vào giá; nếu φ = 0.25, chỉ 25% thuế quan làm tăng giá nhập khẩu, 75% còn lại do nhà xuất khẩu nước ngoài chịu, thí dụ bằng cách giảm giá bán trước thuế,...
m_i:tổng giá trị nhập khẩu từ quốc gia i trước khi có sự thay đổi thuế quan.

Bước tiếp theo là tính mức thuế đối ứng để đưa cán cân thương mại song phương về 0. Nghĩa là giá trị nhập khẩu mới sau khi áp thuế sẽ bằng giá trị xuất khẩu hiện tại. Gọi:
M_i: là giá trị nhập khẩu ban đầu
X_i: là giá trị xuất khẩu mới

Tính mức thay đổi nhập khẩu cần thiết là:


Δm_i (cần thiết) = x_i - m_i(hiện tại)

Vậy để tính mức thay đổi thuế, chúng ta sẽ cho 2 vế bằng nhau, nghĩa là:

x_i - m_i(hiện tại) = Δτ_i * ε * φ * m_i

Tìm Δτ_i thì sẽ ra được công thức bên trên để Mỹ tính thuế. Nếu mức thuế ban đầu bằng 0, thì Δτ_i chính là mức thuế tương hỗ cần áp đặt. Nếu hiện đã có mức thuế τ_i thì mức thuế mới sẽ là τ_i (mới) = τ_i(hiện tại) + Δτ_i

Trên đây cũng chỉ chuyển vế, đơn giản, mình chỉ tách ra chút từng bước cho rõ hơn xíu. Bây giờ tới các giá trị trên, đặc biệt độ co giãn và mức chuyển giá. Mỹ cũng công bố làm sao họ có được mấy con số đó.

Cụ thể:
  • Dữ liệu nhập khẩu (m_i) và xuất khẩu (x_i) lấy từ Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau) cho năm 2024.
  • Độ co giãn của cầu nhập khẩu theo giá (ε): Đây là một chỉ số mà mình thấy nhiều bạn bỏ qua khi đề cập tới chính sách thuế lần này. Thực chất chỉ số này được dùng để phân bổ gánh nặng thuế giữa các nhóm hàng hóa, thí dụ giữa hàng nhu yếu phẩm và hàng xa xí phẩm. Mặt khác, độ chính xác của chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế của xã hội từng nước nữa, (thí dụ như hồi xưa smartphone là xa xỉ phẩm, nhưng giờ là phổ thông rồi). Trong công bố lần này, Mỹ cho biết chỉ số này được đặt ở mức -4, dựa trên những nghiên cứu tiến hành trước đây. Chỉ số -4 là cao, ý nghĩa là của nó: mô hình giả định rằng lượng nhập khẩu sẽ giảm rất mạnh khi giá tăng do thuế, do đó cần tính toán mức thuế thấp hơn để đạt cùng một mức nhập khẩu mong muốn.
  • Mức chuyển giá thuế quan vào giá nhập khẩu (φ): Con số này được Mỹ chọn là 25%. Nó có nghĩa là chỉ 25% thuế quan được phản ánh vào giá nhập khẩu mà người mua ở Mỹ phải trả, còn 75% được cho là do nhà xuất khẩu nước ngoài chịu. Lý giải cho việc chọn con số này, Mỹ nói rằng họ dự trên kinh nghệm gần đây với thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc, cho thấy mức độ chuyển giá sang giá bán lẻ là khá thấp. So với con số độ co giãn thì mức chuyển giá có tác động ngược lại. Nếu một phần nhỏ của thuế quan làm tăng giá nhập khẩu, thì phải áp một mức thuế cao hơn nhiều để đạt được hiệu quả giảm nhập mong muốn.


Vậy thôi, đó chính là công thức mà chính phủ Mỹ dựa vào để tính toán mức thay đổi thuế quan đối với các nước. Mình không bàn về mô hình mà họ chọn. Trên thực tế, mô hình tính thuế này khá đơn giản, nó chưa tính tới tác động của tỷ giá hối đoái, cũng chưa tính tới tác động cân bằng tổng thể hay mục tiêu cân bằng song phương (dựa trên câu chuyện là mỗi quốc gia có một lợi thế chuyên mốn hóa khác nhau).

Mặt khác, thú vị ở chỗ là các chỉ số độ co giãn hay mức chuyển giá là các tham số cố định nên rất có thể nó đã thay đổi theo thời gian, theo đặc điểm của từng nước,... Nhưng họ đã chọn cách tiếp cận này chắc chắn phải có một mục đích nào đó.

 
==***==

Khoá học: Quản trị Chiến lược Dành cho các Lãnh đạo Doanh nghiệp
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Khóa học: Trở thành chuyên gia Bảo mật và tấn công ANM- Hacker mũ trắng
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Chuyên gia phân tích, tự động hóa Web iMacros
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Xây dựng ứng dụng tự động hóa AutoIT
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Khóa đào tạo Hacker và Marketing Facebook từ A - Z
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Khóa học: Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Khóa học đào tạo Marketing Facebook thông minh
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Lập trình Visual Foxpro 9 - Dành cho nhà quản lý và kế toán
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Làm chủ xây dựng Game chuyên nghiệp
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Trở thành chuyên gia Marketing Facebook thông minh
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Kỹ sảo Điện ảnh đỉnh cao với khóa học After Effect
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Trở thành chuyên gia Vẽ Đẳng Cấp với khóa học AI
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Làm Chủ thiết kế ảnh với Photoshop CC
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Dựng Phim Siêu đẳng với Adobe Premiere
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Khóa dựng phần mềm quản lý dành cho nhà Quản lý và Kế toán bằng MS ACCESS
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Khóa học Machine Learning cơ bản-Khoa học dữ liệu - AI
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Khóa học Đào tạo sử dụng Excel Chuyên nghiệp & ứng dụng
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Khóa học sử dụng PowerPoint Chuyên nghiệp & ứng dụng
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Khóa học xây dựng và quản trị hệ thống đào tạo trực tuyến
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học

Đóng góp nội dung

Gửi ý kiến cho ban biên tập
Gửi thông tin

Thông tin

ĐĂNG KÝ/LIÊN HỆ: