Anh em để ý là nếu đem so sánh với việc xóa watermark thủ công bằng Photoshop, dùng công cụ được cho là vận hành bằng AI này (tại mình thấy ít thông tin về dịch vụ quá nên không dám khẳng định là dùng AI tạo sinh thật) vừa nhanh lại vừa dễ. Chi tiết hình ảnh sau khi xóa watermark không có cả những đường viền của những dòng chữ mờ mờ trên tấm hình.
Ngày trước, trước khi có những công cụ tiện lợi như thế này, đương nhiên nếu cần xóa watermark cho một tấm hình, chẳng hạn cho một nhu cầu rất căn bản và không liên quan nhiều tới sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như cho vào slide thuyết trình trước lớp chẳng hạn, anh em dùng Photoshop rất cực. Phải dùng magic eraser xóa thủ công từng chi tiết trắng trên tấm hình. Rồi sau đó phải khoanh từng chi tiết ấy lại để đổ màu theo kiểu “content aware”, phần cứng máy tính nội suy màu sắc từng điểm ảnh dựa trên những vùng lân cận.
Còn bây giờ với những công cụ như KazeAI, chỉ việc tải hình lên, đợi 20 giây là xong. Và như mình đã nói, nhìn sơ qua thì cảm quan khá ưng ý. Thậm chí cái watermark gốc mình chèn bằng Lightroom Classic vào hình hồi viết bài trên tay chiếc đồng hồ cũng bị xóa khá mượt, giữ được bề mặt vải của cái mousepad mình dùng để làm nền chụp ảnh.
Nhưng khi zoom vào hình đã xử lý thì mới ra nhiều chuyện, nếu xét về khía cạnh chi tiết hình ảnh. Để anh em so sánh, thì dưới đây là hình gốc:
Anh em nhìn kỹ cái đồng hồ trong hình gốc và hình xóa watermark bằng AI đã thấy vấn đề nằm ở đâu chưa? Nếu chưa thì để mình đặt hai hình cạnh nhau để anh em dễ so sánh: