Đăng lúc 20:20 26.11.2024
Nghe nhân viên giải thích về tình trạng tài khoản ngân hàng của mình, cụ ông vừa ngỡ ngàng vừa buồn. Đây cũng là lời nhắc nhở về cách quản lý tài sản dành cho mọi người.
Ông Lưu ở Giang Tô, Trung Quốc mới đây đã có một phát hiện khiến ông vô cùng bất ngờ. Trong lúc dọn dẹp nhà, ông tình cờ tìm thấy thẻ ngân hàng đã lâu không sử dụng. Tin tưởng vào số tiền mình đã gửi gắm, ông Lưu mang chúng đến ngân hàng để rút. Thế nhưng, kết quả kiểm tra khiến ông không khỏi sốc: toàn bộ số tiền trong hai tài khoản đã "bốc hơi" một cách bí ẩn. Điều này đồng nghĩa với việc số tiền ông gửi ở ngân hàng suốt 7 năm qua đã "không cánh mà bay".
Phát hiện 2 tài khoản ngân hàng đã lâu không sử dụng nhưng vẫn còn tiền, ông Lưu dự định đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền. Ảnh minh họa
Hôm đó, ông Lưu tình cờ lục lại giấy tờ cá nhân cũ và phát hiện thông tin về 2 thẻ ngân hàng đã lâu không sử dụng. Đã lâu không sử dụng, ông kiểm tra và phát hiện trong tài khoản này còn tiền: 1 tài khoản còn lại 39,71 nhân dân tệ (khoảng 140,000 VNĐ), tài khoản khác có 18,96 nhân dân tệ (khoảng hơn 60,000 VNĐ). Nghĩ rằng dù số tiền không lớn nhưng cũng đủ để rút về sử dụng, ông liền mang chúng đến ngân hàng. Thế nhưng, tại quầy giao dịch, ông nhận được một câu trả lời không thể ngờ tới: toàn bộ số dư trong cả hai tài khoản đã bị “xóa sạch”.
Bối rối và tức giận, ông Lưu không thể hiểu nổi vì sao số tiền mình gửi trong tài khoản ngân hàng suốt 7 năm lại có thể “biến mất” một cách khó tin như vậy. Trong lúc tìm hiểu, ông yêu cầu giao dịch viên cung cấp sao kê tài khoản của ông trong thời gian qua. Ở Sao kê có cụm tự "tổng hợp giao dịch né". Cụm từ lạ lẫm này càng làm ông thêm phần nghi ngờ và quyết định yêu cầu nhân viên ngân hàng giải thích.
Theo đó, “tổng hợp nén giao dịch” đơn giản là cách ngân hàng xử lý thông tin tài khoản khi khách hàng không in chi tiết giao dịch trong vòng 92 ngày. Tất cả giao dịch cũ sẽ được gộp lại và hiển thị dưới dạng tóm tắt, nhưng số tiền trong tài khoản thực tế vẫn không bị mất. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở chỗ khác: với các tài khoản có số dư dưới 100 nhân dân tệ (khoảng hơn 300,000 VNĐ), ngân hàng ở Trung Quốc sẽ áp dụng phí quản lý tài khoản nhỏ, mỗi tháng trừ 3 nhân dân tệ (khoảng 10,000 VNĐ). Chính khoản phí này, sau 7 năm, đã “ăn mòn” toàn bộ số tiền trong sổ của ông Lưu.
Dù đã hiểu được nguyên nhân, nhưng ông Lưu vẫn không khỏi thất vọng. Với nhiều người, số tiền lớn hay nhỏ không quan trọng, quan trọng là cảm giác bị mất đi những gì mình đã gửi gắm. Điều khiến ông bức xúc hơn cả là ông chưa từng nhận được bất kỳ thông báo nào về việc thu phí này.
Ông Lưu chưa từng nhận được thông báo về việc thu phí duy trì tài khoản ngân hàng nếu không sử dụng. Ảnh minh họa
Một số người cho rằng nếu ông Lưu đóng tài khoản ngay từ đầu, chuyện này đã không xảy ra. Tuy nhiên, không ít khách hàng từng gặp khó khăn khi muốn đóng tài khoản ngân hàng. Thực tế, thủ tục đóng tài khoản thường phức tạp. Nhân viên ngân hàng phải kiểm tra xem khách hàng có khoản vay chưa hoàn tất hay các sản phẩm tài chính liên kết với tài khoản hay không. Nếu có sai sót trong việc xác minh, nhân viên sẽ phải chịu trách nhiệm.
Việc sở hữu quá nhiều tài khoản ngân hàng không sử dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, từ nguy cơ bị đánh cắp thông tin đến các khoản phí phát sinh không mong muốn. Vì vậy, để quản lý tài sản hiệu quả hơn, bạn nên thường xuyên rà soát các tài khoản ngân hàng mình có và cân nhắc đóng những tài khoản không còn sử dụng đến, tránh để rơi vào tình huống tương tự như ông Lưu.