Đăng lúc 19:32 26.11.2024
Thịt lợn (thịt heo) là thực phẩm cực kỳ phổ biến, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu quá trình nấu nướng hoặc ăn không đúng cách có thể làm thất thoát dinh dưỡng, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Mặc dù quen thuộc và được nhiều người cho là “lành” nhưng không phải thực phẩm nào cũng thích hợp để kết hợp với thịt lợn. Dưới đây là 5 thực phẩm bạn nên tránh ăn cùng thịt lợn để đảm bảo sức khỏe.
1. Đậu nành
Đậu nành chứa hàm lượng axit phytic có thể làm giảm sự hấp thu của các khoáng chất như canxi, sắt và kẽm. Khi kết hợp với thịt lợn, các chất dinh dưỡng trong cả hai sẽ không được cơ thể hấp thụ đầy đủ, gây cản trở khả năng tiêu hóa và hấp thu. Nếu ăn nhiều một lúc còn có thể gây ra khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
2. Thịt trâu, thịt bò
Theo y học cổ truyền, việc ăn thịt lợn và thịt bò hay thịt trâu cùng nhau không phải là một sự kết hợp lý tưởng. Thịt lợn có tính lạnh, bổ dưỡng, trong khi thịt bò hay thịt trâu lại có tính ấm, giúp bổ trợ cho dạ dày và thận. Sự kết hợp này có thể tạo ra sự xung đột về tính chất, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe. Thậm chí xuất hiện 1 loại giun sán mang tên sán xơ mít.
3. Gan động vật
Gan động vật, nhất là gan cừu hay gan dê không nên kết hợp với thịt lợn. Chúng có mùi đắng lạnh và có tác dụng bổ gan, cải thiện thị lực. Trong khi đó, thịt lợn béo và gây nóng trong, nên khi kết hợp với gan cừu, chúng sẽ tạo ra mùi khó chịu và có thể làm tăng cảm giác chán ăn, làm giảm sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
4. Rau mùi (ngò)
Rau mùi có vị cay và tính ấm, thường được dùng để khử mùi tanh của thịt cừu. Tuy nhiên, khi kết hợp với thịt lợn, sự tương phản giữa tính chất "nóng" của thịt lợn và tính "ấm" của rau mùi có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa.
5. Lá mơ
Thịt lợn chứa rất nhiều protein, dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Một số người nên ăn ít hoặc không ăn thịt lợn như:
1. Người bị sỏi thận
Ăn nhiều thịt lợn làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, dễ dẫn đến sỏi thận. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ thịt, đặc biệt là nội tạng, đồng thời uống nhiều nước và tăng cường rau xanh.
2. Người mỡ máu cao
Phần mỡ trong thịt lợn chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim. Người bệnh mỡ máu nên ăn thịt nạc, chế biến bằng cách luộc, hấp và tránh chiên xào.
3. Người mắc bệnh gút
Thịt lợn, đặc biệt là nội tạng, chứa hàm lượng purin cao – nguyên nhân làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến bùng phát bệnh gút. Người bệnh nên hạn chế thịt lợn, tránh làm tình trạng đau và sưng khớp nghiêm trọng hơn.
4. Người thừa cân, béo phì
Thịt lợn mỡ chứa nhiều calo và chất béo, dễ gây tăng cân. Người béo phì nên chọn thịt nạc và chế biến lành mạnh như hấp, luộc, kết hợp chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thường xuyên để kiểm soát cân nặng.
Nguồn và ảnh: Sohu, Netease Health