Đăng lúc 19:32 26.11.2024
Sinh con ra, ai cũng mong con trở thành người tử tế. Nhiều người còn quan niệm, dạy con học Toán, làm Văn, rèn chữ... vẫn chưa phải là điều quan trọng nhất. Mà quan trọng hơn, đó là dạy con trở hành người đàng hoàng, người bình thường trong xã hội.
Tuy nhiên, có những tính cách theo cha mẹ là tốt nhưng thực tế không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí còn gây hại cho sự phát triển của con.
Khiêm nhường có thể được hiểu là một đức tính tốt của con người, có nghĩa là khiêm tốn và nhường nhịn trong các mối quan hệ, không tự đánh giá cao bản thân mình và cũng không khoe khoang. Đây là đức tính luôn được đánh giá cao.
Tuy nhiên cuộc sống hiện đại đã quá nhiều thay đổi. Với môi trường sống đòi hỏi sự cạnh tranh, ý chí vươn lên, thì những người quá khiêm nhường lại khó có được thành công trong cuộc sống.
Cha mẹ dạy con biết khiêm tốn nhưng vẫn có sự kiêu hãnh, miễn là đừng tự kiêu và kiêu hãnh. Nên biết dựng niềm tự hào một cách chính đáng về bản thân.
lJessica Tracy, Giáo sư tâm lý học của Đại học British Columbia (Canada), tác giả cuốn "Kiêu hãnh: Bí mật của thành công" đã chỉ ra rằng những người có niềm tự hào chính đáng có mối quan hệ xã hội tốt hơn, mức độ tự tin cao và đạt được thành tích cá nhân khá lý tưởng.
Nhiều bậc cha mẹ luôn dạy con phải biết chia sẻ với người khác nếu không sẽ là người ích kỷ và không ai thích chơi. Thậm chí nhiều bậc phụ huynh còn cảm thấy xấu hổ khi đứa con nhỏ của mình nhất quyết giành đồ chơi với bạn, không chia cho bạn món ăn vặt mình có…
Họ dạy con không nên quá keo kiệt mà phải chia sẻ với bạn mới là đứa trẻ ngoan. Sau một hồi giải thích, bắt ép, chẳng cần biết con đồng ý hay không, bố mẹ lấy luôn một món đồ chơi hay món đồ ăn của con chia cho các bạn.
Trên thực tế, việc người lớn luôn yêu cầu trẻ chia sẻ là điều bất hợp lý. Cách làm này thậm chí còn phản tác dụng. Khi trẻ bị áp vào đầu cách nghĩ phải chia sẻ tất cả những gì con có, không đắn đo, băn khoăn, con sẽ không có khả năng biết từ chối.
Bởi vì không có quyền quyết định việc chia sẻ các món đồ của mình nên trẻ sẽ dần mất đi cảm giác kiểm soát và cố gắng chịu đựng chứ không hề thật lòng mong muốn. Cũng vì việc phải chia sẻ trở thành một định nghĩa trong đầu nên các bé sẽ coi việc người khác phải chia sẻ bất cứ thứ gì của họ mà mình muốn là điều đương nhiên. Điều đó cũng khiến cho các bé thấy có được mọi thứ thật dễ dàng và không trân trọng những thứ mà người khác chia sẻ cho mình.
Mặt khác, nhiều khả năng là con cũng hy vọng người khác có thể cho mình đồ chơi, đồ ăn của họ. Cách nghĩ sai lầm này sẽ dẫn đến những đòi hỏi vô lý và phiền toái.
Tôn trọng "tài sản" và cho bé quyền kiểm soát đồ chơi hoặc đồ ăn vặt của mình. Trước khi muốn lấy một món đồ gì của bé cho một bé khác mượn, cha mẹ phải hỏi ý kiến con. Nếu đứa trẻ không muốn chia sẻ, đừng ép buộc, hãy bày tỏ cách bạn mong muốn được chia sẻ.
Một nhà giáo dục nổi tiếng từng nói: "Giáo dục tiền bạc là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống và là trọng tâm giáo dục của trẻ em, giống như tiền bạc là trọng tâm của gia đình".
Một đứa trẻ biết càng biết cách tiêu tiền, càng thành thạo trong việc kiểm soát cuộc sống của chính mình. Càng trưởng thành, cuộc sống của những đứa trẻ biết tiêu tiền và không biết tiêu tiền sẽ ngày càng khác biệt.
Trẻ cần được huấn luyện những kỹ năng tiết kiệm tiền, chi tiêu hợp lý khi 5 – 6 tuổi. Lúc này, việc nhận biết các con số đã hình thành, trẻ có thể nhận biết giá trị các đồng tiền, giúp cha mẹ đi mua các mặt hàng có giá trị nhỏ.
Con cũng có thể có một con lợn đất để để dành tiền cho việc mua món đồ chơi mà con yêu thích. Học cách trì hoãn sự mong muốn, kiên trì tích lũy để tự mua được thứ đồ chơi mình thích là bài học đầu tiên giúp con có ý thức về giá trị đồng tiền.
Không nên quá coi trọng, tuy nhiên cũng không thể quá coi thường giá trị đồng tiền – đây là bài học không bao giờ sớm.