Đăng lúc 22:45 01.11.2024
Đây là những việc mà người có chỉ số trí tuệ cao tuyệt đối sẽ không làm.
Một người dẫn chương trình nổi tiếng đã nói về vấn đề lương thực khi phỏng vấn một số trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn từng gây xôn xao xứ Trung, nhận về không ít chỉ trích.
Cụ thể, trong chương trình trực tiếp, màn đối thoại giữa MC và những đứa trẻ vùng nông thôn như sau:
- Cháu thường ăn gì?
- Cháu ăn rau xanh?
- Cháu không có thịt để ăn à?
- Cháu không thường xuyên ăn món đó.
- Tại sao cháu không ăn thịt? Thịt không ngon à? Hay có nguyên nhân nào khác?
- Vì gia đình cháu không có tiền...
Trên thực tế, có rất nhiều tình huống như thế này xảy ra khi không biết rõ sự thật, họ thường khái quát hóa và thậm chí phán xét người khác mà không xem xét đến cảm xúc của người khác.
Khi bạn mua một chiếc xe, họ sẽ nói tại sao bạn lại mua nó khi nó rẻ như vậy và có nhiều vấn tồn tại. Nếu bạn tiết kiệm một khoản tiền, họ sẽ chê bai bạn tằn tiện, bần hàn,... Bạn sẽ luôn tổn thương bởi những lời nói ác ý xung quanh.
Trong bộ phim "The Great Gatsby", có một câu có thể dùng làm lời nhắc nhở hay nhất: Khi nào bạn muốn chê bai, chỉ trích ai đó, hãy nhớ rằng không phải ai cũng có được lợi thế như bạn.
Những người có trí tuệ cảm xúc thực sự cao sẽ biết thấu hiểu những khó khăn của người khác và sẽ không tùy tiện phán xét ai đó.
Tại sao một số người có mối quan hệ cá nhân kém lại bị coi là có trí tuệ cảm xúc thấp?
Một trong những lý do quan trọng hơn đó là họ thích nói nhiều và luôn muốn hơn người khác về lời nói, không hề nhường một chút nào.
Đừng quá bận tâm vào những vấn đề nhỏ nhặt, tầm thường. Nếu nhìn vào những gia đình xung quanh thường xuyên cãi vã, rắc rối, luôn có một bên rất hiếu chiến, tranh giành vô cớ. Đây là cách sự tan vỡ của nhiều mối quan hệ bắt đầu.
Và đừng lãng phí thời gian vào những thứ không có ý nghĩa. Luôn có một số người thích tranh cãi, phải nói tới cùng, muốn phân định đúng sai, thiệt hơn. Bạn không cần thiết phải vướng vào những người này.
Điều đặc biệt của những người có trí tuệ cảm xúc cao là họ tương đối lý trí, biết cân nhắc ưu và nhược điểm, có ý thức, lời nói và hành động phù hợp với hoàn cảnh.
Emerson nói: Hãy chắc chắn rằng bạn chừng mực khi nói đùa với người khác. Sự hài hước và những câu chuyện cười phù hợp giống như gia vị cho bữa ăn, có thể khiến cuộc sống của chúng ta thoải mái và thú vị hơn. Tuy nhiên, gia vị quá nhiều hoặc không phù hợp có thể làm hỏng một bữa ăn ngon.
Mọi trò đùa đều có ranh giới. Có người từng kết luận rằng có ba ranh giới trong những câu chuyện đùa giữa bạn bè:
- Đừng giễu cợt những khuyết điểm về ngoại hình của nhau.
- Đừng giễu cợt niềm tin của người khác.
- Đừng giễu cợt người thân của nhau.
Điều quan trọng giữa mọi người là trò chuyện và hành động chừng mực. Một người có trí tuệ cảm xúc cao thiể hiện ở việc biết đặt mình vào vị trí của người khác, không khiến những người xung quanh chịu tổn thương.
Hài hước nhưng không quá lố mới khiến người ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Còn việc trêu đùa người khác một cách quá đáng, vượt ranh giới, gây phản cảm thì đó là hành vi của người có trí tuệ cảm xúc thấp.
Tác giả Carnegie đã từng viết trong cuốn "Sự yếu đuối của con người". Một lần, anh gặp một nhà thực vật học nổi tiếng tại một bữa tiệc do nhà xuất bản Glebe ở New York tổ chức.
Trong khoảng thời gian này, hầu như chỉ có Carnegie lắng nghe cẩn thận và kiên nhẫn những chia sẻ của nhà thực vật học về cách giúp những bông hoa nở rộ trong khu vườn ở nhà.
Khi nhà thực vật học nói lời tạm biệt, ông đã dành nhiều lời tốt đẹp cho Carnegie, ca ngợi sự vui vẻ và năng lượng tích cực.
Trên thực tế, hầu hết những rắc rối chúng ta gặp phải trong mối quan hệ giữa các cá nhân không phải là chúng ta không biết “nói” mà là chúng ta không biết “lắng nghe”. Đôi khi, bạn càng nói nhiều thì đối phương càng ít lắng nghe, thậm chí trở nên chán ghét hơn.
Không ai muốn giao tiếp với một người chỉ muốn thể hiện bản thân, nhưng hầu hết mọi người đều sẵn sàng kết bạn với những người quan tâm đến họ. Biết lắng nghe thực sự là một trí tuệ tuyệt vời.
Ở đâu có con người, ở đó có sự cạnh tranh, so sánh. Có một câu nói cổ của người Trung Quốc rằng: Cây trong rừng đẹp thì gió sẽ phá hủy chúng. Quá sặc sỡ thường có thể dẫn đến hậu quả xấu.
Vì vậy, người càng khôn ngoan càng biết giữ thái độ khiêm tốn để tránh bị người khác ghen tị, vu khống. Cạnh tranh một cách mù quáng thực chất là đang tích lũy kẻ thù cho chính mình.
Suy cho cùng, không ai thích làm bạn với một người kiêu ngạo và trịch thượng.
Tất cả trí tuệ cảm xúc cao cuối cùng đều phụ thuộc vào tính cách của một người.
Những người có trí tuệ cảm xúc cao có những suy nghĩ tử tế và đối xử chân thành với nhau. Họ biết quan sát, có tính kiên nhân. Họ biết trao đi những điều tốt đẹp của mình cho những người xứng đáng.
Cuối cùng, chúng ta sẽ dần dần hiểu rằng sự khôn ngoan thực sự khi kết giao là luôn nghĩ cho mọi người xung quanh.
Theo Toutiao