Thử nghiệm mô hình AI, các nhà
nghiên cứu bảo mật ở đại học Uruguay sử dụng phần mềm nhận diện văn bản dựa trên những hình ảnh mà AI đã giải mã dựa trên sóng điện từ của cáp HDMI. Rồi họ so sánh văn bản được phần mềm đọc và viết lại với hình ảnh thực tế trên màn hình. So sánh với những kỹ thuật xâm lấn đọc trộm dữ liệu khác, tỷ lệ sai lệch được giảm thiểu tới 60%.
Trong thực tế, nếu muốn lợi dụng mô hình phân tích
sóng bức xạ điện từ do cáp HDMI tạo ra trong quá trình máy tính hoạt động, hacker hoàn toàn có thể đặt những thiết bị nhận tín hiệu bên trong một căn phòng hay một tòa nhà, hoặc ở gần đó, dùng ăng ten thu phát sóng radio để thu những bức xạ không ion hóa này khi những hệ thống máy tính của các doanh nghiệp hoạt động.
Các nhà nghiên cứu Uruguay cảnh báo, rất có thể cách tấn công lấy trộm dữ liệu này đã được áp dụng để lấy thông tin từ những cơ quan chính phủ hay những ngành nghề nhạy cảm. Nhưng trên thực tế, một khi đã làm trong ngành nghề nhạy cảm hay các cơ quan chính phủ, thì chi phí để xử lý mặt bằng, chặn rò rỉ bức xạ điện từ cũng đã được tính đến, cao đến mấy cũng sẽ được áp dụng.
Còn với người dùng hay các doanh nghiệp bình thường, cách tấn công này rất có thể sẽ ảnh hưởng tới họ. Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, để thực hiện tấn công mạng thông qua giải pháp dùng AI và máy đọc sóng điện từ, chi phí không hề rẻ.
Có lẽ lý do các nhà nghiên cứu Uruguay phát triển và trình diễn mô hình AI soi trộm được dữ liệu trên màn hình máy tính như thế này, giống những hacker mũ trắng, là để cộng đồng
bảo mật toàn cầu chú ý hơn tới những giải pháp can thiệp và tấn công mạng dựa trên những công nghệ tân tiến nhất hiện nay, từ đó tìm ra những cách để giảm thiểu nguy cơ.
Theo Techspot