Đăng lúc 22:14 19.10.2022
Với người kinh doanh online, Livestream như luồng gió mới, mang đến cách tiếp cận khách hàng độc đáo, thay cho phương thức bán hàng truyền thống đã quá nhàm chán. Tuy nhiên, “đá sân khách” phải theo luật của chủ nhà. Tính năng này cũng vậy, bạn phải nắm rõ chính sách Livestream Facebook trước khi dùng nó để tiếp thị.
Việc phát những bản nhạc đang Hot sẽ giúp buổi Livestream bớt nhàm chán. Nhưng đôi khi nó lại mang đến kết quả dở khóc dở cười khi bị Facebook quét bản quyền. Nếu tình trạng diễn ra một vài lần, tài khoản của bạn sẽ nhận được một chỗ trong danh sách đen của Facebook và bị xóa video. Trong trường hợp bạn liên tục vi phạm lỗi này chắc chắn sẽ bị cấm Livestream.
Facebook vô cùng nhạy cảm với việc vi phạm bản quyền. Chính vì thế bạn livestream bán các mặt hàng liên quan đến các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Dior, Nike, Gucci,… nên hết sức cẩn thận vì rất dễ không thể phát trực tiếp trong tương lai.
Cho dù là bạn hay khách hàng share bài phát trực tiếp nhưng bị đánh dấu là spam thì rất có thể bị cấm Livestream. Vì Facebook luôn thiên về trải nghiệm của người dùng. Nên khi bị báo cáo quá nhiều, nó sẽ cho rằng nội dung bạn chia sẻ gây khó chịu và ảnh hưởng tới cộng đồng.
Facebook đã áp dụng chính sách “one strike” để cấm những người dùng đã từng vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của tính năng Livestream trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, quy định này còn áp dụng đối với bất kỳ nội dung nào mà họ đăng tải trên Facebook. Nếu người dùng chia sẻ nội dung có hại trên trang cá nhân cũng sẽ bị cấm phát trực tiếp trong một khoảng thời gian.
Nếu bạn vi phạm chính sách và bị khóa Livestream trong khoảng thời gian ngắn (từ 2-3 ngày) thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình kinh doanh. Tuy nhiên với các mức chế tài nặng hơn như khóa Livestream vĩnh viễn thì hậu quả của nó sẽ vô cùng nghiêm trọng. Có thể kể đến các tiêu cực như:
Đối với trang cá nhân bị khóa Livestream, bạn có thể tạo một Fanpage mới. Sau đó sử dụng chính Fanpage mới tạo để Livestream và chia sẻ về Facebook cá nhân. Tuy nhiên, cách này chỉ xem như một biện pháp chữa cháy tạm thời. Bởi một bài share chắc chắn sẽ không thể mang lại hiệu quả tốt như bài phát trực tiếp.
Ngược lại, khi trang bán hàng của bạn không thể phát trực tiếp. Chỉ cần thêm một tài khoản quản trị viên mới cho trang. Sau đó, sử dụng tài khoản đó để Livestream là xong. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị thật nhiều tài khoản phụ để khi cần có thể sử dụng được ngay.
Tốt nhất, bạn nên Livestream bằng Fanpage để thể hiện tính chuyên nghiệp trong tiếp thị. Ngoài ra, khi bị khóa Livestream cũng có thể thêm tài khoản dễ dàng. Tránh trường hợp sử dụng trang cá nhân mới, việc add lại bạn bè cũng khá phức tạp. Ngoài ra, nó còn khiến khách hàng chạy lòng vòng để tìm ra bài phát trực tiếp của bạn. Khả năng đánh mất đối tượng tiềm năng là rất cao. Thêm nữa, livestream bằng fanpage sẽ dễ dàng kiểm soát và sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý hơn. Ví dụ như: Phần mềm quản lý đơn hàng livestream Abit chẳng hạn, kết hợp Tool ẩn comment
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về chính sách Livestream Facebook và những vấn đề nổi bật xoay quanh nó. Hy vọng bài viết có thể mang đến thông tin hữu ích và giúp quá trình tiếp thị sản phẩm đến khách hàng của bạn hiệu quả hơn.