Đăng lúc 18:22 09.10.2022
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông sẽ là một phần không thể thiếu khi các bạn là sinh viên. Việc bạn có một bài thuyết trình tốt sẽ rất hữu ích cho quá trình học tập của mình. Bài viết này, sẽ hướng dẫn “10 bí kíp giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông”.
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết đối với mọi người. Kỹ năng thuyết trình là việc sử dụng lời nói mục đích nhằm truyền đạt ý tưởng, thông tin thuyết phục hoặc cung cấp thông tin đến họ. Để thành công, hanh thông trong công việc chắc chắn sẽ phải học cách thuyết trình trước đám đông. Nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Vậy làm cách nào để rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt nhất.
Khi bắt đầu thuyết trình, bạn nên thể hiện rằng bạn quan tâm tới khán giả bằng một số câu hỏi tương tác thú vị trước khi thuyết trình. Đừng vội vã thể hiện thuyết trình ngay, đừng nói liền một mạch như thể sợ sẽ quên bài. Bạn nên bắt đầu bài thuyết trình bằng các câu hỏi đơn giản, “có hoặc không” và khán giả chỉ cần giơ tay nếu trả lời là “có”. Như thế, việc kết nối với khán giả sẽ thuận lợi và tốt hơn rất nhiều
.
Một lỗi phổ biến khi thuyết trình mà đôi khi chính người thuyết trình không nhận ra đó là: nói quá nhanh khi hồi hộp, nói quá lớn, lên giọng không đúng trọng tâm ở những câu không phải câu hỏi hay chèn quá nhiều từ “ừm”, “ờ”… Điều này sẽ gây khó chịu và ác cảm đối với người nghe. Cho dù bài thuyết trình của bạn có nội dung hay nhưng lời nói của bạn khó nghe thì cũng sẽ không có nhiều tác dụng.
Bạn nên tập trước và thu âm giọng nói của mình ở nhà, nghe lại giọng của mình và chỉnh sửa tốt nhất có thể.
Khi đứng trước đám đông, Hãy giảm tốc độ nói ở mức vừa phải sẽ giúp bạn nói trơn tru hơn, dễ hiểu hơn. Với tốc độ vừa phải sẽ giúp người nghe thấy dễ chịu và có cảm tình hơn. Bạn cũng sẽ ko bị hụt hơi giữa chừng. Bạn nên chú ý hạ thấp tone giọng ở câu cuối. Lời nói của bạn sẽ thuyết phục hơn khi bạn dùng giọng trầm.
Hãy giả vờ rằng bạn có thể thuyết trình tốt đến khi bạn thực sự làm được điều đó. Đây là một phương pháp tự “thôi miên” bản thân rằng, bạn là người thuyết trình giỏi, khán giả sẽ say mê bài giảng của bạn. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, phương pháp này không có nhiều tác dụng trong việc làm giảm căng thẳng nhưng nó làm tâm trạng bạn phấn khích và có năng lượng hơn. Bạn có thể thay đổi trạng thái bằng cách ưỡn thẳng lưng, hơi đưa vai ra sau, hít thở sâu, bạn sẽ cảm thấy mình hoàn toàn thoải mái và tự tin.
Không phải ai cũng có thể tự nhiên thuyết trình hay hoặc giỏi ngay được. Kỹ năng thuyết trình tốt là cả một quá trình nỗ lực, tự rèn luyện bản thân mình. Để tự tin trong giao tiếp, bạn nên tận dụng tất cả các cơ hội để có thể được nói, hay có thể chủ động tạo ra chủ đề hay quan điểm của bản thân mình.
Việc bạn chuẩn bị bài thuyết trình thật kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giảm thiểu 75% cảm giác run sợ khi đứng trước đám đông. Do đó, bạn nên đầu tư thời gian vào bài diễn thuyết của mình. Bạn hãy ghi âm những gì mình nói, sau đó nghe lại để xem bài thuyết trình của bạn còn phần nào chưa ổn, phần nào quan trọng cần thêm thông tin và phần nào cần lược bỏ bớt đi.
Hoặc bạn cũng có thể nhờ bạn bè lắng nghe, và nhận xét bài thuyết trình của mình sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Việc nâng cao khả năng thuyết trình trước đám đông này không phải ngày 1 ngày 2 có thể giỏi ngay được mà cần có thời gian luyện tập, rèn luyện và trau dồi.
Trong mỗi buổi thuyết trình, việc bạn điều chỉnh được cơ thể cứng ngắc của mình khi đứng trước đám đông có thể xem là một thành công của bài thuyết trình hôm đó rồi. Việc điều chỉnh được cơ thể sẽ giúp bạn tự tin hơn, thoải mái hơn khi trình bày bài nói. Hãy hít thở thật sâu, rồi thả lỏng cơ thể hoặc có thể uống một tách trà để điều chỉnh tâm trạng của mình nhé.
Thay vì gồng mình lên để chống lại nỗi sợ hãi trước đám đông thì bạn hãy chủ động thích nghi tích cực với nó. Bất kỳ ai cũng sẽ có những cảm giác sợ hãi khi thuyết trình lúc đầu. Sau khi đã ổn định tinh thần, quen với nỗi sợ đó, bạn nên hít thở sâu, lấy lại bình tĩnh biến nỗi sợ thành sức mạnh, năng lượng để tiếp tục tới cuối bài thuyết trình của mình.
Bạn có thể quan sát và học hỏi những người có khả năng thuyết trình trước đám đông từ phong thái cho tới cách họ trình bày, biểu cảm trên gương mặt… Bạn sẽ tích luỹ được kha khá kinh nghiệm cho những bài thuyết trình của mình sau này.
Rất nhiều bạn thường trong tình trang nói rất nhiều trước mặt bạn bè, nhưng lại bị vấp khi nói trước đám đông. Hãy tưởng tượng những khán giả ngồi nghe bạn thuyết trình ở phía dưới là bạn bè, người thân của bạn. Họ chỉ nghe những thông tin mà bạn truyền đạt và không hề đáng sợ như mình tưởng. Tất cả là do tâm lý của bạn mà thôi. Chính vì thế, bạn hãy cố tỏ ra tự tin để chiếm được tình cảm ban đầu của người nghe.
Bạn đừng cố gắng học thuộc và ghi nhớ chính xác từng từ bài thuyết trình. Khi nói, bạn chỉ cần nắm rõ nội dung theo từng ý và mục đích truyền tải thông tin của bạn là gì sau đó trình bày theo lối diễn đạt của bản thân mình là được. Việc học thuộc từng câu từng chữ sẽ chỉ khiến bạn thêm lo lắng và hồi hộp vì phải cố nhớ tất cả mọi thứ.
Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình đòi hỏi cả một quá trình dài, không phải muốn giỏi là giỏi được ngay. Bạn cần kiên trì, có tinh thần học hỏi, trau dồi và cầu tiến. Hy vọng với những chia sẻ trên, đã một phần giúp các bạn có định hướng tốt cho cho các bài thuyết trình của mình trong thời gian học tập…