Đăng lúc 18:58 28.06.2021
Ở nơi làm việc, nếu khả năng giao tiếp của bạn không tốt, bạn rất dễ chịu thiệt.
1. Làm thế nào để giao tiếp tốt với lãnh đạo?
Thông qua một cuộc khảo sát với hơn 30 000 sinh viên, khi được hỏi:
"Vấn đề giao tiếp mà bạn muốn giải quyết nhất là gì?"
Theo số liệu thống kê, có hơn 56% số sinh viên nói rằng họ gặp vấn đề khi giao tiếp với lãnh đạo.
Vậy tại sao nhiều lãnh đạo thích sử dụng thư ký hoặc trợ lý để thông báo những chuyện quan trọng hơn là bảo nhân viên khác phổ biến vấn đề?
Bởi vì họ được xem là "những người thân tín" cạnh sếp. Nếu bạn là lãnh đạo, bạn có bằng lòng sử dụng một người mình chưa có hiểu biết nhiều không?
Do đó, khi "hồ sơ" của bạn càng minh bạch, rõ ràng, càng dễ lấy được lòng tin và sự hợp tác từ người khác.
Có 3 gợi ý giúp bạn giao tiếp tốt hơn với sếp:
Thứ nhất: Tăng cường tần suất giao tiếp.
Nhiều người sợ gặp mặt sếp, sợ làm phiền sếp nên thường xuyên tránh mặt. Càng ít nói, tần suất liên lạc càng thấp. Khi sếp không có ấn tượng nhiều về bạn, kỹ năng hay ưu điểm vẫn chưa có cơ hội được bộc lộ.
Thế nên, hãy cố gắng thay đổi bản thân, chủ động tiếp nhận những công việc mới về tay.
Nói cách khác, hãy học cách tự tin hơn, trình bày suy nghĩ của mình trong cuộc họp, tăng cường báo cáo và học hỏi...
Thứ hai: Phát triển bản thân để trong mắt sếp bạn trở thành người có giá trị
Nhiều người thường phàn nàn bị lãnh đạo giao quá nhiều việc: vừa viết kế hoạch, vừa làm báo cáo...
Bạn phải thay đổi tư duy này, đừng nghĩ rằng làm nhiều là thiệt thòi. Lãnh đạo thường giao công việc trong tầm kiểm soát cũng như phù hợp khả năng mỗi người.
Bạn được giao nhiều việc, chứng tỏ bạn được lãnh đạo thừa nhận là có năng lực. Làm càng nhiều, càng quen việc, tất nhiên bạn sẽ ngày càng tiến bộ hơn.
Khi được công nhận về thực lực, con đường thăng tiến của bạn tất nhiên sẽ không còn xa nữa.
Thứ ba: Xem sếp thành "giáo viên"
Đã là giáo viên, tất nhiên nghiêm khắc với bạn là chuyện bình thường. Không cần thấy khó chịu khi bị phê bình, bởi bạn cần nghe nhiều hơn ý kiến của họ, như vậy mới dễ dàng tiến thêm một bước nữa.
Khi làm việc cũng vậy, hãy thường xuyên tham khảo ý kiến của lãnh đạo.
Với một nhân viên năng nổ, sếp tất nhiên sẽ chỉ điểm cho bạn. Không một ông chủ nào lại không muốn cấp dưới của mình không tiến bộ cả. Bạn càng làm tốt, họ càng đỡ lo.
2. Làm sao để phê bình người khác?
Khi được hỏi: "Ở nơi làm việc, bạn có thích kiểu người tốt tính, chuyên giúp đỡ người khác hay không?"
Nhiều người bảo họ không thích! Bởi vì cuối cùng những người tốt này cũng sẽ bị "vùi dập" trở thành người xấu.
Vậy tại sao những nhà lãnh đạo đều bị nhân viên đào thải ra khỏi nhóm người tốt này?
Cấp trên là những người có trách nhiệm riêng, đôi lúc phải đóng vai thiện, có khi phải đóng vai ác. Nghiêm khắc và phê bình người khác là vai trò của họ, thế nên chẳng có cách nào để làm hài lòng tất cả mọi người.
Thế nhưng, muốn làm một cấp trên tâm lý, không phải lúc nào cũng nên phê bình cấp dưới trước mặt người khác.
Thứ nhất: Tạo môi trường phản biện cá nhân.
Có nhiều nhân viên không hiểu nỗi lòng cấp trên, bị phê bình sẽ đâm ra ghét bỏ hoặc hận bạn. Do đó, hãy có cách xử lý phù hợp.
Tránh chỉ trích người khác nơi công cộng, thay vào đó giao tiếp riêng giữa hai người, chỉ rõ lỗi sai cho họ biết. Bằng cách này, cấp dưới không bị khó xử, bảo vệ được thể diện và cảm xúc tinh thần của họ.
Thứ hai: Đừng phê bình các giá trị quan
Lãnh đạo phê bình khác với việc đối thủ phê bình. Lãnh đạo phê bình không phải để "thuyết phục", mà để đối phương "làm tốt" hơn.
Do đó, hãy dùng từ thích hợp, có thể nói giảm được thì đừng nặng lời.
Thứ ba: Đưa ra phản hồi trong khoảng thời gian thích hợp.
Sau khi phê bình, bạn hãy chờ 2, 3 hôm sau và trò chuyện lại với cấp dưới, để trao đổi với họ tiến triển sửa chữa vấn đề.
Như vậy, họ có thể hiểu được bạn làm thế vì muốn họ tốt hơn.
Tất nhiên, nếu như sau này họ thực sự làm tốt rồi, vậy đừng tiếc lời khen ngợi.
3. Làm thế nào để giao tiếp có hiệu suất?
Chuẩn bị kĩ càng trước khi tham gia những cuộc hội họp, gặp đối tác quan trọng.
Chủ động trong giao tiếp sẽ giúp đối phương có đánh giá tích cực về bạn. Tất nhiên, thà nói ít mà hay, đừng nói dư thừa khiến đối phương chán ghét, như vậy lại mất nhiều hơn được.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị