Đăng lúc 04:30 28.02.2021
Năm 1905, Einstein đưa ra 5 phát minh, bao gồm 3 công trình vĩ đại của vật lý học hiện đại: thuyết phân tử vận động, thuyết tương đối nghĩa hẹp, và giả thuyết quang lượng tử, ảnh hưởng vô cùng to lớn tới sự phát triển của vật lý trong hàng trăm năm sau. Năm đó được gọi là “Năm kỳ tích”. |
- Một con người nên tự đặt ra những mục đích cao quý để phấn đấu chỉ có như vậy, họ mới cảm thấy mình thực sự là một con người, chỉ có như vậy, họ mới tiến lên phía trước.
- Học tập không sợ phiền phức, phải rõ ràng, làm thực nghiệm phải chính xác.
(Danh ngôn của Moissan)
Moissan sinh ra trong một gia đình công nhân xe lửa bình thường tại Paris. Từ nhỏ Moissan đã rất thông minh lanh lợi, chăm chỉ học hành, nhưng vì gia đình quá nghèo ông đành phải bỏ học ở nhà chạy khắp nơi làm các việc vặt để kiếm tiền.
Một cơ hội bất ngờ, Moissan nghe hai sinh viên nói rằng sẽ có một giáo sư nổi tiếng đến trường họ diễn thuyết, ông liền lén lút đi theo họ đến trường nghe trộm. Ông phát hiện ra ở ngoài giảng đường đó có một lùm cây lớn có thể che cho mình liền sung sướng chạy về nhà.
Sáng sớm ngày hôm sau, Moissan đã vội vàng đến, đứng trốn ở vị trí bí mật đó. Không lâu sau toàn thể sinh viên đứng dậy đón vị giáo sư rất phong độ bước vào, lúc đó là khoảng tháng 5 tháng 6 nên cửa sổ của giảng đường mở lớn, tiếng giảng bài rõ ràng của giáo sư truyền ra ngoài. Moissan vừa nghe vừa ghi chép lại, hôm đó giáo sư giảng những kiến thức về lịch sử, một tiết học trôi qua, cuốn vở ghi chép của Moissan đã ghi đầy. Trước khi giáo sư giảng tiết thứ hai, Moissan chui ra, mãn nguyện quay về nhà.
Từ đó trở đi, Moissan đã tìm được một chỗ tuyệt vời để học tập, lượng kiến thức mà ông có ngày càng nhiều, đầu tiên là bên ngoài các giảng đường khác của trường này, sau đó là giảng đường của trường khác, tuy là có mệt nhọc, kiến thức thu được có vẻ tạp nham, nhưng nó nhẹ nhàng hơn so với tự học. Tuy nhiên, Moissan thường cảm thấy hành động của mình như là đi ăn trộm đồ của người khác, ngay cả lúc đang say mê nghe giảng, ông cũng thấy không an tâm. Quả nhiên, hành động “Nghe trộm” của ông không lâu sau đã bị phát hiện.
Trong giảng đường của Viện Khoa học lịch sử tự nhiên tại Paris, các viện sĩ đang chăm chú lắng nghe một diễn giả có kiến thức uyên thâm giảng bài, Moissan ở ngoài giảng đường cũng bị hút hồn vào việc nghe đó. Dần dần ông cũng quên mất mình đang trốn, từ từ chui ra sau bụi cây, tiến gần đến cửa lớp học. Vị giáo sư đang giảng bài bỗng dừng bài giảng của mình lại, chỉ thấy hai lông mày của ông nhíu lại, nghiêm khắc chỉ ra cửa và chất vấn: “Ai vô lễ thế kia, đứng ở đó làm phiền người khác, ra chỗ khác”.
Moissan sau khi nghe lời trách móc của vị giáo sư liền cảm thấy rất buồn, tự trách mình không cẩn thận, rồi vừa khóc, vừa rời khỏi đó. Lúc đó có một viện sĩ hơn 50 tuổi nhẹ nhàng chuồn ra khỏi lớp, ngoài cửa một cậu bé hơn 10 tuổi đang lau nước mắt và chuẩn bị rời đi, ông lập tức hiểu ra mọi chuyện. Ông đuổi theo, nhẹ nhàng vỗ vai cậu bé an ủi, sau khi hỏi han Moissan, ông đã rất cảm động về tinh thần hiếu học của cậu bé này, sau khi biết rằng Moissan rất thích hóa học, ông chủ động giới thiệu Moissan đến phòng thuốc làm phụ tá, Moissan lập tức tươi cười, vui vẻ đồng ý.
Từ đó, Moissan vừa học vừa làm, bước vào con đường nghiên cứu khoa học.
“Tam hồ đồ” nổi tiếng
- Tất cả các phát minh vĩ đại đều phải trải qua một thời gian dài lao động cực nhọc mà thành.
- Đọc nhiều sẽ giúp nuôi dưỡng năng lực phát hiện vấn đề
(Danh ngôn của Heyrovsky)
Cha mẹ của Heyrovsky đều là những người có học vấn rất rộng, từ nhỏ họ đã giáo dục con phải luôn tập trung tinh thần. Sự tập trung nghiêm túc trong học tập đã khiến ông nổi tiếng trong đám bạn học, mọi người đều nói, chẳng có lỗi sai nào thoát khỏi đôi mắt của Heyrovsky.
Một buổi chiều tối, mặt trời đã thu lại những ánh sáng cuối cùng, mọi người trong gia đình Heyrovsky ngồi trong phòng ăn chờ ăn cơm, chỉ còn cậu con trai là chưa về. Đúng lúc mọi người đang lo lắng thì Heyrovsky mặt mày ủ rũ quay về. Nhìn thấy gương mặt buồn bã của con, người mẹ vội vàng hỏi “Con sao thế, sao lại không vui như vậy”?
Heyrovsky không trả lời, chỉ lặng lẽ ngồi vào chỗ ăn cơm, nhưng vì rõ ràng là có chuyện buồn, không thể nuốt được nên đành để dao nĩa xuống, rồi quay sang mẹ nói “Hôm nay thầy giáo yêu cầu con lên bảng làm bài, con làm sai, sau đó thầy lại cho một bài tập như thế con lại làm sai, đến tận bây giờ con vẫn không tìm ra nguyên nhân”. Người cha ngồi bên cạnh nói “Bất luận thế nào, trước khi giải quyết vấn đề phải ăn cơm đã, không thể để việc không làm tốt ảnh hưởng tới các việc khác cũng làm không tốt”.
Heyrovsky nhìn cha rồi lại bắt đầu ăn, ăn hết một nửa suất ăn.
Sau khi ăn xong, mẹ Heyrovsky đi tới phòng của con, rủ cậu cùng đi dạo với các anh chịu em, muốn giúp cậu thoải mải một chút. Vừa ra khỏi cửa, trong khung cảnh đẹp đẽ, mọi người đang cười nói, hít thở không khí trong lành, cảm nhận cuộc sống vui vẻ, tâm trạng Heyrovsky cũng khá lên một chút, đầu óc cũng thoải mái hơn. Sau khi đi dạo về, ông lập tức về phòng khóa cửa, xem xét lại những gì mình đã làm sai. Lúc này đầu óc sáng suốt, suy nghĩ cũng mạch lạc hơn.
Một rồi hai giờ trôi qua, trong phòng khách các anh chị em của ông đang ăn hoa quả, chơi đùa, chờ mãi không thấy ông xuống, họ lũ lượt kéo đến phòng ông. Chỉ thấy Heyrovsky đang bò trên bàn tập trung suy nghĩ, xung quanh là một đống giấy viết đầy những con số. Anh trai ông bước tới nói: “Để anh tính giúp em, em ra ngoài chơi với mọi người đi, đừng ngồi ở đây, sẽ buồn đến chết mất”. Nói. Rồi liền kéo Heyrovsky đi, nhưng Heyrovsky vẫn không ngẩng đầu lên nói :” Mọi người đi chơi đi, em phải tự làm mới tìm ra chỗ sai, không lần sau lại sai tiếp”.
Lại một giờ nữa trôi qua, rốt cuộc Heyrovsky cũng vui vẻ bước ra khỏi phòng, nói với mọi người: “Con đã biết con sai ở đâu rồi”. Người cha vỗ vai con nói: “Con trai, làm tốt lắm, con sẽ thành công”. Chính là dựa vào sự kiên quyết đến cùng đó mà Heyrovsky đã bước lên đỉnh cao của môn hóa học.
Không để một ngày nhàn rỗi
Đinh Triệu Trung
Nhà vật lý học người Mỹ gốc Hoa, cống hiến lớn nhất của ông là đã phát hiện ra hạt J, mở ra một lĩnh vực mới cho nhận thức của loài người về thế giới vi mô, giành giải Nobel vật lý năm 1976.
- Cái không thể lãng phí đó là thời gian.
- Công việc ở phòng thí nghiệm không có thứ hai, chỉ có thứ nhất. Nhất định phải có được cách làm tốt nhất, kết quả tốt nhất
(Danh ngôn của Đinh Triệu Trung)
Ngay từ học trung học, Đinh Triệu Trung đã đặt mục tiêu phải học tập tốt, sau này sẽ nghiên cứu học tập ở nơi tốt nhất. Khi học ông rất tập trung, mọi thứ xung quanh không thể làm ông xao nhãng. Nếu không có gì đặc biệt, chắc chắn là ông lại lên thư viện học, mà hầu như ngày nào cũng học từ sáng đến tối, từ thư viện về nhà lại vùi đầu vào đọc sách một lúc nữa, lúc nào cũng phải để bố mẹ nhắc nhở vài lần mới chịu ngủ.
Một hôm ông đang ở thư viện đọc sách, bỗng sấm chớp nổi lên, mưa xối xả, các học sinh khác lũ lượt kéo nhau ra cửa hoặc cửa sổ để xem, chỉ có một mình ông là không nghe thấy gì, vẫn ngồi đó chăm chú đọc sách. Hết mưa, ông cùng bạn bè về nhà, khi đi ra ông ngạc nhiên kêu lên “Vừa mới mưa à? Sao đất ướt thế này?”.
Có lần khác, mẹ ông đến nhà bà con, trước khi đi đã chuẩn bị xong cơm trưa cho ông, mẹ vừa đi, ông lại cầm một quyển sách lên và đọc tiếp. Thời gian trôi đi, ông vẫn đắm chìm trong beiẻn kiến thức, quên hết mọi thứ xung quanh. Mẹ trở về, Đinh Triệu Trung ngạc nhiên hỏi: “Sao mẹ về sớm thế?”. Mẹ ông nói: “Con trai ngốc, lại đọc sách say mê quá phải không, đâu còn sớm nữa, con ăn cơm trưa chưa?”. Đinh Triệu Trung xoa bụng :”Ai da, con vẫn cho là sớm, bụng đang kêu réo, con còn nghĩ sao hôm nay đói sớm thế!”.
Trên lớp học, ông cũng rất tập trung, mỗi khi thầy giáo đặt câu hỏi thì ông luôn là người đầu tiên giơ tay trả lời, nếu có vấn đề gì không rõ, ông nhất định phải tìm hiểu đến cùng. Dần dần thầy giáo cũng phải sợ ông vì những vấn đề ông đặt ra có nhiều lúc rất oái oăm, khó trả lời. Ông còn rất hay tranh luận với bạn bè, một lần trên lớp tranh luận với bạn, hai bên kiên quyết không chịu thua đến nỗi đỏ hết cả mặt, mọi người còn cho rằng họ đang cãi nhau.
Ông cũng rất quý trọng thời gian, ông luôn lợi dụng tất cả thời gian nhàn rỗi, ông tự viết lên vở mình: “Không để một ngày nào nhàn rỗi”. Khi đã trưởng thành, ông nói: “Mỗi con người trong lúc ra quyết định phải có thói quen suy nghĩ, từ nhỏ nếu không suy nghĩ thì khó tránh khỏi sự nông nổi”. Thói quen tốt đó đã giúp con đường học hành của ông tương đối thuận lợi, từ cử nhân đến tiến sĩ ông chỉ hoàn thành trong có 5 năm và Đinh Triệu Trung có nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu.