Một trong những tính năng đột phá nhất của mô hình o3 này là nó có thể tự thực hiện các CoTs của mình. Nói một cách đơn giản là khi đưa ra các chuỗi suy nghĩ cho một vấn đề, o3 có khả năng thực thi từng bước trong chuỗi suy nghĩ đó để kiểm tra rằng liệu nó có khả năng dẫn đến kết quả mà người dùng kì vọng hay không. Trong trường hợp kết quả của bước xử lý không khả thi, nó sẽ tìm cách thích nghi để tìm một hướng giải quyết khác. Cách tiếp cận này cho phép mô hình này tiếp cận các bài toán, câu hỏi với sự linh hoạt cao hơn.
Tìm kiếm giải pháp với việc sử dụng deep learning:
Mô hình o3 sử dụng deep learning trong quá trình suy luận để đánh giá và tối ưu giải pháp cho các vấn đề phức tạp mà người dùng yêu cầu. Khả năng này bao gồm việc tạo ra rất nhiều hướng xử lý và sử dụng các mẫu dữ liệu học trong quá trình huấn luyện để đánh giá tính khả thi. Tuy nhiên, một thách thức mà mô hình này phải đối mặt là việc sử dụng tập dữ liệu từ các chuyên gia cho mô hình tự đánh giá khiến các nhà khoa học quan ngại về khả năng mở rộng tính ứng dụng của mô hình vào các bài toán hoặc nhiệm vụ phức tạp, khó hoặc mang tính thực tiễn nhiều hơn.
Đồng thời, việc sử dụng tập dữ liệu từ các nhà khoa học như cách o3 tiếp cận đồng thời khiến các nhà khoa học quan ngại về việc mô hình này cần có sự giám sát của con người trong quá trình hoạt động, qua đó làm giảm hiệu năng và khả năng thích nghi của nó với các yêu cầu khác nhau từ người dùng.
Một số thách thức mà mô hình o3 đối mặt
Bên cạnh những điểm mạnh kể trên, thách thức lớn nhất đi kèm theo đó là chi phí tính toán rất lớn khi một yêu cầu đơn giản có thể tốn hàng triệu token. Việc này đặt ra một vấn đề về tính hiệu quả chi phí trong việc triển khai mô hình này. Ngoài ra, mô hình o3 cũng đối mặt với những quan ngại khác về tính minh bạch trong quá kiểm thử, đồng thời việc phụ thuộc vào cách học tăng cường khiến chi phí tăng cao nhưng không đảm bảo hiệu quả khi ứng dụng mô hình vào các tình huống khác nhau.
Nguồn: [1][2][3]