Đăng lúc 22:43 06.02.2024
CV là một điều kiện cơ bản cần có mỗi khi bạn muốn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc nào. Nếu bạn là kế toán và muốn học hỏi kinh nghiệm khi viết CV thì hãy tham khảo ngay bài viết này. Chúng tôi sẽ đề cập tới cách viết CV cho kế toán mới ra trường đến đã có kinh nghiệm. Cùng xem ngay nhé!
Hình thức là điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ chú ý khi cầm CV của bạn. Cho dù nội dung bạn viết hay đến đâu nhưng hình thức và cách trình bày lộn xộn, không rõ ràng và chuyên nghiệp thì có thể bạn cũng sẽ bị mất điểm trước tiên. Cụ thể, các khía cạnh hình thức sau bạn nên lưu ý:
Đặt các thông tin quan trọng lên đầu CV:
Thực tế, nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để nghiên cứu thật kỹ từng CV. Họ sẽ thường lướt nhanh qua các mục ở đầu, do đó, bạn cần đặt lên trước những điều quan trọng và chăm chút cho nội dung thật hấp dẫn. Cụ thể:
Nên trau chuốt cho nội dung của kỹ năng và kinh nghiệm:
Dùng đúng các từ ngữ chuyên ngành: Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn, cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp và hiểu biết của bạn đối với ngành.
Để tạo ấn tượng bước đầu với nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo cách viết CV kế toán dưới đây:
Giới thiệu bản thân sẽ là phần giúp nhà tuyển dụng nhận diện ra ứng viên. Nó sẽ bao gồm các thông tin cơ bản của bạn như tên, tuổi, số điện thoại, email, địa chỉ, vị trí ứng tuyển và ảnh chân dung của bạn. Bạn nên chọn ảnh đại diện nghiêm túc, lịch sự, không nghịch ngợm và lố lăng.
Bạn nên đặt mục tiêu phản ánh định hướng của bản thân đối với nghề trong khoảng thời gian ngắn hạn (1 năm) cho đến dài hạn (5 năm). Bạn không cần viết quả chi tiết nhưng nhất định phải nói rõ rằng bạn sẽ muốn bản thân trở thành gì trong tương lai, và bạn sẽ làm gì để cống hiến, phát triển công ty.
Đây là phần quan trọng giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận được phần nào năng lực của bạn và xác định liệu rằng bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Hãy nêu rõ tên công ty, vị trí, thời gian làm việc, kèm theo đó là các công việc mà bạn phụ trách và thành tựu đạt được.
Bằng cấp và trình độ học vấn là một trong những cơ sở quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá sự phù hợp của ứng viên đối với ngành kế toán, đặc biệt nếu như bạn chưa có kinh nghiệm. Bạn cần nêu rõ mình học trường nào, khoa nào và điểm GPA là bao nhiêu.
Kỹ năng mềm cũng là một trong những cơ sở quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Ví dụ, bạn có thể liệt kê một số kỹ năng mềm phù hợp với vị trí kế toán, kiểm toán như:
Nếu bạn vừa mới ra trường hoặc đã làm việc lâu năm muốn bổ sung các kiến thức về kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán giá thành, nguyên lý kế toán hay kế toán thực hành trên MISA, Excel, và nhiều kỹ năng liên quan đến lĩnh vực kế toán khác, bạn có thể đăng ký Gói hội viên tại HocVienDaoTao.Com để được học 500+ khóa học thuộc nhiều lĩnh vực chỉ từ 199K/ tháng.
Đối với ngành kế kiểm, một số chứng chỉ quan trọng liên quan sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn, đó là chứng chỉ CMA, CPA, CIA, hay ACCA,...
Ngoài ra, bạn có thể liệt kê thêm một số chứng chỉ khác cũng giúp ích cho công việc của bạn như tin học văn phòng, ngoại ngữ,...
Thường thì mục này sẽ không bắt buộc bạn phải có, nhưng nếu bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì đây sẽ là một trong những tiêu chí để nhà tuyển dụng xem xét tiềm năng của bạn đối với vị trí đang tuyển.
Bạn nên thêm các sở thích phù hợp và sẽ là lợi thế khi làm việc ở ngành kế toán như đọc sách kế toán, tài chính, yêu thích máy tính, công nghệ, thích tham gia các hoạt động ngoại khóa,...
Người tham chiếu là những người có chuyên môn, cấp trên, leader,... đã từng làm việc trực tiếp với bạn ở các dự án hay công ty trước đây. Họ là người đã chứng kiến quá trình nỗ lực, tưởng thành của bạn, và có thể đánh giá và bảo lãnh năng lực của bạn khi chuyển sang công ty khác.
Bạn có thể đặt thông tin và vị trí của người tham chiếu ở cuối CV. Khi nhà tuyển dụng có nhu cầu “xác minh” ứng viên của họ thì có thể liên hệ. Đừng quên hỏi ý kiến người tham chiếu trước khi đưa thông tin của họ và CV của bạn nhé.
Ngày nay, có rất nhiều mẫu CV đã được thiết kế sẵn bao gồm các mẫu cv xin việc kế toán mới ra trường, mẫu cv kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán thuế,... mà bạn có thể sử dụng luôn. Bạn có thể tham khảo các mẫu dưới đây:
Mặc dù đã có mẫu CV sẵn, nhưng bạn cũng cần để ý các yếu tố sau để tránh mắc lỗi:
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên khi viết CV bạn nên tập trung làm nổi bật trình độ học vấn, chứng chỉ liên quan đến ngành kế toán, tin học văn phòng, ngoại ngữ, kỹ năng và giải thưởng liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển.
Ngoài ra, bạn cũng nên trình bày khao khát, mục tiêu của mình đối với ngành kế toán và mong muốn được đóng góp cho công ty. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn hơn và đánh giá sơ bộ bạn là người có phù hợp với vị trí mà họ đang ứng tuyển không.
Khi bạn đã đi làm 2 - 3 năm, tích lũy được một vốn kiến thức nhất định thì điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất sẽ không còn là trình độ học vấn hay bằng cấp nữa. Lúc này, họ sẽ quan tâm tới những kinh nghiệm mà bạn có, thành tựu đạt được trong công việc và kỹ năng bổ trợ liên quan.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn (1 - 5 năm) trong CV nhé.
Trong bài viết này, HocVienDaoTao.Com đã tổng hợp cách viết cv cho kế toán mới ra trường cho tới người đã có kinh nghiệm, kèm theo các mẫu cv xin việc kế toán mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho hành trình tìm việc của bạn. Chúc bạn thành công!