Trong tài liệu nghiên cứu, các nhà khoa học Đức viết:
“Cách Apple ứng dụng LPM ở thời điểm hiện tại khá mơ hồ và tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn. Vì LPM được iPhone hỗ trợ ở mức độ phần cứng, nên không thể tắt nó đi bằng cập nhật hệ điều hành. Vì thế chúng là một lỗ hổng bảo mật tạo ra tác động lâu dài đối với hệ sinh thái iOS.” Họ cho biết thêm:
“Thiết kế những tính năng LPM hầu hết được phát triển với tư duy tạo ra những tiện lợi cho người dùng, chứ hiếm khi các nhà phát triển suy nghĩ tới những nguy cơ tiềm ẩn bên ngoài những tính năng dự định có trong thiết bị. Sau khi tắt máy, tính năng Find My cơ bản biến chiếc điện thoại thành một thiết bị theo dõi, nhưng việc ứng dụng nó trong firmware Bluetooth không được tính toán để chống lại những ý đồ xấu.” Bên cạnh việc cho phép cài đặt malware vào điện thoại kể cả sau khi tắt máy, những mánh khóe lợi dụng lỗ hổng bảo mật của LPM cũng cho phép malware vận hành âm thầm, vì LPM cho phép firmware chạy ở chế độ tiết kiệm pin tối đa. Ấy là chưa kể việc để phát hiện máy bị cài mã độc cũng không dễ dàng, cần cả kinh nghiệm bảo mật lẫn công cụ chuyên nghiệp.
Nhóm nghiên cứu đại học Darmstadt cho biết đã gửi báo cáo nghiên cứu cho các kỹ sư Apple trước khi công khai trên mạng internet, nhưng không có bất kỳ phản hồi nào cho các nhà khoa học.
John Loucaides, phó chủ tịch cấp cao thuộc đơn vị nghiên cứu bảo mật Eclypsium cho biết:
“Những cách tấn công vào phần cứng hoặc phần mềm giống như những gì các nhà khoa học Đức mô tả đã được chứng minh là hoàn toàn khả thi trong đời thực, vì thế nội dung cuộc nghiên cứu của họ rất đúng thời điểm và có tính thời sự. Điều này đúng với mọi loại thiết bị. Các nhà sản xuất luôn thêm thắt những tính năng mới, và mỗi tính năng lại là một cơ hội để những kẻ xấu lợi dụng.” Theo ArsTechnica