THÓI QUEN 5
BIẾT LẮNG NGHE ĐỂ THẤU HIỂU VÀ ĐỂ ĐƯỢC THẤU HIỂU
BẠN CÓ HAI CÁI TAI ĐỂ NGHE NHƯNG CHỈ
CÓ MỘT CÁI MIỆNG ĐỂ NÓI!
Trước khi muốn mang đôi giày của người khác thì tôi phải tháo đôi của mình ra.
- Khuyết danh
Thử tưởng tượng bạn vào một tiệm bán giày để mua một đôi giày mới. Người bán nói:Cậu đang tìm loại nào?
A, tôi đang tìm một đôi
Tôi cho là tôi biết cậu thích loại nào rồi, anh ta cắt ngang. Ai cũng mang loại này cả. Tin tôi đi!
Anh ta vọt đi và quay lại với một đôi xấu xí nhất mà bạn biết. Nè, nhìn thử tuyệt tác này xem! Anh ta nói.
Nhưng tôi thật sự không thích chúng
Ai cũng thích chúng mà. Đây là kiểu giày thời trang nhất đấy.
Tôi tìm một thứ khác kia.
Tôi bảo đảm là cậu sẽ thích chúng mà
Nhưng tôi
.
Nghe này. Tôi đã bán giày mười năm nay, và khi nhìn một đôi giày là tôi biết ngay nó đẹp hay xấu.
Sau vố này, bạn có muốn tới tiệm giày đó thêm một lần nữa không? Nhất định là không rồi. Bạn không thể tin được một kẻ đưa ra cho bạn các giải pháp trước khi biết
bạn đang cần gì. Nhưng bạn có biết trong thực tế chúng ta hay cư xử như vậy không?
Này, Melisa, bạn sao vậy, trông bạn có vẻ buồn lắm?
Bạn không hiểu được đâu. Chỉ là chuyện với vẩn ấy mà.
Thôi mà, kể tôi nghe đi.
Ờ, ờ
chỉ là chuyện giữa tôi và Tony thôi.
Tôi đã bảo bạn đừng dính dáng đến anh ta mà!
Vấn đề không phải như vậy đâu!
Nếu tôi là bạn, tôi sẽ quên anh ta ngay thôi.
Thôi coi như tôi chưa nói gì với bạn
Melisa, tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn mà. Tôi thực sự muốn hiểu vấn đề. Nào kể xem bạn thấy thế nào.
Đó là khuynh hướng của chúng ta muốn bay vèo như siêu nhân và giải quyết vấn đề của người khác trước khi hiểu ra vấn đề thực sự là gì. Đơn giản là chúng ta không chịu
lắng nghe. Như câu ngạn ngữ của người da đỏ: Hãy lắng nghe, nếu không, cái lưỡi của anh sẽ làm anh bị điếc.
Bí quyết để tiếp xúc và có sự lôi cuốn với người khác có thể tóm gọn trong một câu: Hãy lắng nghe để thấu hiểu. Nói cách khác nghe trước rồi mới nói sau.
NHU CẦU SÂU THẲM TRONG
TÂM HỒN MỖI NGƯỜI
Tại sao thói quen này lại là bí quyết để tiếp cận người khác? Chính vì nhu cầu sâu thẳm nhất của con người là được thấu hiểu. Ai cũng mong muốn được người khác tôn
trọng và nhìn nhận giá trị của mình. Họ sẽ không bộc lộ những mềm yếu của mình trừ khi họ cảm nhận sự yêu thương chân thành và thấu hiểu của người đối diện. Khi
đó họ sẽ kể cho bạn nghe nhiều hơn là bạn muốn nghe nữa. Hãy nghe câu chuyện của một cô gái bị bệnh rối loạn tiêu hóa để biết về sức mạnh của sự thấu hiểu:
Tôi bị chứng rối loạn tiêu hóa trước khi tôi gặp Julie, Pam và Lavon, những người bạn năm nhất ở đại học. Mười tám tuổi, cao hơn 1,7 một mà tôi chỉ nặng khoảng 43 kg, như
một bộ xương biết đi cao nghều.
Tôi cũng chẳng có bạn bè. Sự biếng ăn làm tôi thấy mệt mỏi, đắng miệng và kinh khủng đến nỗi tôi không thể chịu đựng được những cuộc giao tiếp. Hoạt động của trường
học cũng không phù hợp đối với tôi. Tôi thấy mình không có điểm nào chung với bạn cùng trang lứa. Chỉ vài người bạn chân thành hiểu được vấn đề và cố giúp tôi, nhưng
tôi gạt ngoài tai những bài lên lớp của họ về trọng lượng của tôi.
Bố mẹ tôi cố dụ tôi bằng quần áo đẹp. Họ yêu cầu tôi ăn trước mặt họ, rồi họ đem tôi tới một loạt bác sĩ, chuyên gia y tế. Tôi thấy mình bất hạnh và cho rằng cuộc
đời sẽ cứ tiếp diễn như vậy.
Cho tới khi nhập học ở trường đại học, sự may mắn đã đến với tôi khi tôi được xếp chung phòng với Julie, Pam và Lavon những người làm cuộc đời tôi trở nên có ý
nghĩa.
Chúng tôi ở trong một căn phòng bé xíu, nơi mà những thói xấu về ăn uống và vận động của tôi bộc lộ ra ngoài. Tôi nghĩ họ sẽ cho tôi là kỳ lạ về thói ăn uể oải,
tóc tai loe hoe và thân hình còm nhom. Khi nhìn lại hình mình năm 18 tuổi tôi vẫn thấy kinh khủng.
Nhưng không, họ không coi tôi là một người có vấn đề. Không ép ăn, không đồn bậy bạ, không nhăn nhó
Ngay lập tức tôi cảm thấy mình là một trong số họ, ngoài trừ việc
không chịu ăn uống. Chúng tôi cùng đi học, đi chơi, tập thể thao và đi nghĩ cuối tuần. Sự rối loạn tiêu hóa của tôi vì vậy không còn là vấn đề. Thay về đó chúng tôi
bàn bạc về gia đình, ước vọng và những kế hoạch tương lại.
Tôi hoàn toàn ngạc nhiên về sự giống nhau giữa chúng tôi. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mình được thấu hiểu. Tôi cảm thấy đã có người chịu hiểu mình thay vì tìm
cách cố gắng chữa trị cho tôi. Đối với những cô gái này, tôi không phải là một người bệnh mà chỉ là một cô gái trong bọn.
Và cảm nhận của tôi cũng trưởng thành, tôi bắt đầu xem xét cách sống của họ. Họ hạnh phúc, thông minh và thường ăn uống ngon lành. Nếu tôi có nhiều điểm chung như vậy
thì tại sao tôi không thể ăn ba bữa một ngày như họ.
Pam, Julie và Lavon chưa bao giờ bảo tôi làm thế này để tự chữa trị. Họ làm gương cho tôi thấy hằng ngày, và họ thật sự tìm cách hiểu tôi trước khi cố chữa trị cho
tôi. Vào cuối học kỳ một, họ dành cho tôi một chỗ trên bàn ăn. Và tôi cảm thấy mình được tiếp đón ân cần.
Ba cô gái nói trên đã cố tìm hiểu bạn mình thay vì phán xét cô ta. Điều thú vị là khi cảm thấy được thấu hiểu, ngay lập tức cô gái thứ tư đã buông rơi lớp rào phòng
vệ và trở nên cởi mở.
Bạn có bao giờ nghe câu nói: Mọi người không để ý tới việc bạn hiểu biết đến đâu cho tới khi họ biết bạn quan tâm họ tới mức nào? Điều này thật đúng. Nếu có ai đó
không thèm lắng nghe hoặc hiểu bạn, bạn có chú ý tới những gì họ nói hay không?
Hồi còn chơi cho đội bóng của trường, tôi đã bị chấn thương nặng ở bắp tay. Tôi đã thử nhiều cách để chữa vết thương chườm đá, xoa bóp, uống thuốc kháng viêm nhưng
chẳng thứ nào có hiệu quả. Cuối cùng, tôi đến khám một bác sĩ chuyên chữa chạy cho các vận động viên. Trước khi tôi kịp tả lại hoàn cảnh bị chấn thương, rồi đau ra
sao; ông ấy đã nói ngay: Rồi, tôi đã gặp những trường hợp như cậu. Bây giờ cậu phải làm thế này
thế này
. Tôi cố gắng giải thích thêm nhưng ông bác sĩ khăng khăng nói
với tôi là không cần kể nữa, ông đã gặp nhiều trường hợp như thế rồi.
Hậu quả ra sao, bạn biết đấy, tình trạng của tôi tồi tệ hơn. Và tôi phải đi khám ở bác sĩ khác. Với ông bác sĩ đầu tiên kia tôi không bao giờ đi khám lại. Tôi hoàn
toàn mất lòng tin nơi ông. Tôi không tin vào bất kỳ cái toa thuốc mà ông đưa ra nữa. Tôi không quan tâm ông ây giỏi cỡ nào, vì ông ấy không đã không chứng tỏ được ông quan
tâm đến bệnh nhân.
Bạn có thể biểu lộ sự quan tâm bằng cách đơn giản là lắng nghe, không phán xét và không đưa ra lời khuyên bảo. Bài thơ ngắn sau đây cho thấy mọi người muốn được lắng
nghe như thế nào:
XIN HÃY LẮNG NGHE
Khi tôi đề nghị bạn nghe tôi,
Bạn bắt đầu khuyên bảo đủ điều
Không thèm nghe tôi nói.
Khi đề nghị bạn nghe tôi,
Bạn bắt đầu tuôn ra lý lẽ,
Giày xéo lên những cảm giác của tôi.
Khi đề nghị bạn nghe tôi,
Bạn cho rằng bạn phải làm điều gì đó
Để giải quyết vấn đề của tôi.
Bạn làm tôi thất vọng.
Xin hãy lắng nghe,
Đó là tất cả những gì tôi muốn.
Đừng nói hay làm gì cả, chỉ cần nghe.
NĂM KIỂU NGHE KHÔNG TỐT
Để hiểu người khác, bạn phải lắng nghe họ trước. Thật ngạc nhiên! Vấn đề chúng ta không biết cách lắng nghe.
Khi người khác nói, chúng ta ít chịu lắng nghe vì chúng ta thường qua bận rộn chuẩn bị cho việc liên hệ, phỏng đoán, phân tích những lời nói của họ theo quan điểm của
chúng ta. Điển hình là chúng ta có năm cách nghe không tốt sau:
Lơ đãng
Giả vờ nghe
Nghe có chọn lọc
Chỉ nghe lời nói
Nghe một cách chủ quan
Lơ đãng
Là khi một ai đó nói chuyện với chúng ta nhưng ta làm ngơ bởi vì trong đầu chúng ta đang có những suy nghĩ về một vấn đề khác. Có thể họ có những điều quan trọng để
nói nhưng chúng ta không nghe thấy được. Tất cả chúng ta đều ít nhiều có trạng thái lơ đãng khi nghe.
Giả vờ nghe
Còn phổ biến hơn. Ta không chú ý lắm tới những gì người khác nói, nhưng vờ như đang lắng nghe chăm chú bằng những từ đệm như: Vâng, ừ hử, hay đó, nghe tuyệt lắm,
Người nói thường nhận ra và cảm thấy họ không đáng để nghe.
Nghe có chọn lọc
Là khi chúng ta chỉ chú ý một phần nào đó của câu chuyện lôi cuốn chúng ta. Ví dụ như một người bạn của bạn đang than phiền về anh ta bị che khuất bởi người anh đang
tại ngũ ở trong quân đội. Tất cả những gì bạn nghe chỉ là quân đội, và bạn nói:Ơ, mình đang nghĩ có nên đi lính không nè. Bởi vì bạn chỉ nghe những gì bạn muốn
nói thay vì những gì người khác muốn nói, hậu quả là bạn sẽ không phát triển được những tình bạn lâu dài.
Chỉ nghe lời nói
Trường hợp này xảy ra khi chúng ta chỉ chăm chú lắng nghe lời người khác nói nhưng không để ý đến cách nói, tình cảm và những gì bí ẩn sau câu nói. Hậu quả là chúng
ta sẽ đi lạc lối. Khi một người bạn nói: Bạn nghĩ gì về Ronaldo?, bạn có thể trả lời tôi cho là anh ta rất hay. Nhưng nếu bạn nhạy cảm hơn, lắng nghe cách cô ấy
nói và cao độ của lời nói, bạn sẽ nhận ra ý cô ấy muốn nói: Bạn có nghĩ rằng Ronaldo giống bạn lắm không?. Nếu bạn chỉ nhắm đến lời nói, bạn sẽ hiếm khi chạm
được vào những suy nghĩ sâu nhất bên trong trái tim một con người.
Nghe một cách chủ quan
Xảy ra khi ta nhìn mọi sự việc theo quan điểm của ta. Thay vì hiểu ý của người khác, ta muốn họ hiểu theo ý của ta. Câu nói cửa miệng cho kiểu này là Ồ, mình biết
chính xác cậu cảm thấy thế nào rồi. Thật ra, ta chẳng biết chính xác họ cảm thấy thế nào mà chỉ biết chính xác ta cảm thấy thế nào, và ta cho rằng họ cũng có
cảm giác giống ta. Như một người bán giày sẽ cho rằng bạn sẽ thích đôi giày chỉ vì anh ta thích.
Khi nghe người khác trên quan điểm của mình, ta thường đáp lại một trong ba cách khiến người khác muốn chấm dứt câu chuyện ngay lập tức. Đó là Xét đoán, Khuyên bảo và
Thăm dò. Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua mỗi cách:
Xét đoán
Đôi khi, khi đang nghe người khác, chúng ta có những xét đoán (trong đầu) về họ và điều họ nói. Nếu bạn bận xét đoán, bạn không thực sự lắng nghe. Không ai muốn bị xét
đoán, họ muốn được lắng nghe. Hãy chú ý tới trạng thái của người nghe trong cuộc nói chuyện sau. Anh ta lắng nghe ít mà xét đoán nhiều. (Các xét đoán của anh ta nằm
trong ngoặc đơn.)
Peter: Tối qua mình đã có một cuộc hẹn thật tuyệt vời với Katherine.
Karl: Ồ, hay nhỉ!(Katherine? Vì sao cậu lại muốn đi chơi với Katherine?)
Peter: Mình không thể tả nổi cô ấy tuyệt thế nào.
Karl: Ồ, vậy à? (Cậu lại thế nữa rồi. Với cậu, mọi cô gái đều tuyệt cả.)
Peter: Vâng. Mình đang tính sẽ rủ cô ấy tới dự dạ hội khiêu vũ.
Karl: Tớ lại nghĩ cậu sẽ rủ Jessica chứ. (Cậu có điên chưa? Jessica trông xinh hơn Katherine nhiều.)
Peter: Mình đã tính vậy. Nhưng bây giờ mình sẽ rủ Katherine.
Karl: Ơ, vậy cứ rủ cô ấy đi. (Tớ chắc chắn ngày mai cậu sẽ đổi ý.)
Karl quá bận rộn xét đoán nên không nghe những lời nói của Peter và bỏ lỡ cơ hội tạo một khoản gửi trong tài khoản quan hệ với Peter.
Khuyên bảo
Đây là khi ta đưa ra một lời khuyên rút ra từ kinh nghiệm bản thân ta. Theo kiểu Khi-tôi-ở-tuổi-của-cậu mà những người lớn tuổi hơn bạn thường hay nói.
Một cô gái nhạy cảm đang cần lắng nghe nói với anh trai:
Em không thích ngôi trường mới chút nào. Từ lúc chuyển trường đến giờ em thấy bơ vơ quá. Em ước gì có được vài người bạn mới.
Thay vì lắng nghe và thấu hiểu, ông anh liên tưởng tới bản thân và nói:
Em cần gặp gỡ mọi người, tham gia các môn thể thao và các câu lạc bộ mà anh đã làm.
Cô em bé bỏng không cần bất kỳ một lời khuyên nào từ ông anh nhiều thiện chí, dù nó có hay có đúng cỡ nào đi nữa. Cô chỉ cần được lắng nghe. Chỉ khi cô cảm thấy mình
được lắng nghe, cô mới có thể sẵn sàng đón nhận lời khuyên của ông anh.
Thăm dò
Là khi bạn cố moi móc cảm xúc của người khác trước khi họ sẵn sàng chia sẻ chúng. Bạn có bao giờ bị thăm dò chưa? Các bậc cha mẹ làm điều này với con cái rất là
thường xuyên. Chẳng hạn, mẹ bạn, hoàn toàn vì thiện chí, muốn biết đã có gì xảy ra với bạn. Nhưng do bạn chưa sẵn sàng để nói, những cố gắng của bà có vẻ chạm
đến những vấn đề riêng tư của bạn, và thế là bạn nín thinh.
Chào con yêu. Hôm nay ở trường thế nào?
Tốt ạ.
Con làm bài kiểm tra ra sao?
Được thôi mẹ.
Các bạn của con thì sao?
Bình thường ạ.
Tối nay con có dự định gì không?
Chưa mẹ ạ.
Gần đây con có gặp một cô bé xinh xắn nào không?
Ồ, không, xin mẹ để cho con yên chút đi.
Không ai muốn bị điều tra xét hỏi. Nếu bạn đặt ra nhiều câu hỏi và không thu lượm được gì, có lẽ bạn đang thăm dò đó. Đôi lúc người ta chưa chuẩn bị tâm lý để cởi mở
và không muốn chuyện trò. Hãy học cách là một người biết lắng nghe ở những thời điểm thích hợp.