THÓI QUEN 3:
VIỆC HÔM NAY KHÔNG ĐỂ NGÀY MAI
Tôi đã từng nghe một bài diễn thuyết về tuổi mới lớn thời nay và ngày xưa, cách đây 150 năm. Tôi đồng ý với hầu hết ý kiến của diễn giả so sánh những thách thức mà
tuổi trẻ xưa và nay phải đối mặt, chỉ trừ một ý kiến cho rằng tuổi trẻ ngày nay thiếu tính chăm chỉ, siêng năng.
Ồ, không! Sao lại thiếu tính chăm chỉ được. Tôi nghĩ ngày nay tuổi trẻ bận rộn hơn và siêng năng hơn chứ. Đó là chuyện thường nhật tôi vẫn chứng kiến mà: họ phải học
ở trường này, học thêm này, học năng khiếu này, đi làm thêm ngoài giờ này, tham gia các câu lạc bộ hoặc các hoạt động xã hội này, dạy em học này, giúp đỡ bố mẹ
việc nhà này
chẳng còn thì giờ để thở!
Đúng vậy, các bạn trẻ ngày nay bận rộn quá, thế nhưng các bạn lại không đủ thời gian để làm tất cả mọi chuyện. Do đó, thói quen 3, Việc hôm nay không để ngày mai, sẽ
giúp bạn giải quyết vấn đề này. Theo đó, bạn sẽ tạo được thói quen sắp xếp công việc, giờ giấc hợp lý. Nếu thói quen 2 đã giúp bạn xác định việc gì là quan trọng
cần ưu tiên số một trong đời bạn thì thói quen 3 sẽ giúp bạn có thể làm việc đó đầu tiên, và biết để những việc ít quan trọng và cấp thiết hơn làm sau. Bạn thấy
chưa, thói quen 1 nói rằng Bạn là người lái chứ không phải là hành khách trên con tàu số phận của bạn thì thói quen 2 lại nói rằng: Vậy thì hãy tự quyết định
hướng đi và vẽ sơ đồ nơi đi đến, còn thói quen 3 thì: Đi đi, đừng để cái gì cản trở hành trình của bạn cả!.
Đem theo nhiều hành lý vào đời
Hãy tưởng tượng bạn sắp xếp hành lý đi chơi xa: Nếu sắp xếp gọn gàng, hợp lý thì có thể đem theo nhiều thứ tiện dụng, đúng không? Còn nếu bỏ tất cả vào túi xách
một cách lộn xộn thì chẳng mang được bao nhiêu cả. Cuộc đời bạn cũng thế. Khéo sắp xếp, bạn sẽ có được rất nhiều: Có nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè, trường
học, và cho chính bản thân bạn nữa.
Cách sắp xếp của bạn sẽ cho thấy bạn thuộc loại người nào trong 4 loại dưới đây:
1. Người lừng khừng, hay khất lần
Loại người này cho tất cả mọi việc đều quan trọng và khẩn cấp cả. Họ không thể kiểm soát được việc gì nên làm trước, việc gì nên làm sau. Họ hay khất lần cho đến
lúc nước đến chân mới nhảy, và khi đó mọi việc rối tung và chẳng mấy chốc họ như muốn điên lên. Stress là điều không thể tránh khỏi, vì làm việc gì cũng có áp lực
đè nặng. Cuối cùng chẳng việc gì ra việc gì cả.
Ngày xưa trong trường tôi là một người hay khất lần như vậy, thậm chí còn tự hào về việc cả năm không thèm học bài, cho đến lúc thi thì thức trắng nhiều đêm. Tôi cũng
qua được những kỳ thi, nhưng cái giá phải trả là kiến thức tôi nuốt và vội vã theo cách đó không ở lại lâu trong tôi.
Cuối cùng, tính hay khất lần sẽ biến bạn thành một người luôn ở trong tình trạng căng thẳng mà vẫn thiếu trách nhiệm, hời hợt trong công việc.
2. Người ba phải
Dân ba phải xem chuyện gì cũng cần làm ngay, nhưng không có việc gì là quan trọng! Dân ba phải luôn muốn là vừa lòng mọi người xung quanh nên luôn muốn đáp ứng tất cả
mọi yêu cầu của mọi người. Tính cách này có vẻ giả dối vì làm mọi việc có vẻ khẩn cấp để người ta lầm tưởng rằng việc đó quan trọng, nhưng thực tế thì không như
vậy, anh ta có xem việc đó là quan trọng đâu, dân ba phải mà lại, ai nói gì mà chẳng gật. Anh ta có thích hội họa chăng nữa nhưng bố anh ta là một vận động viên bơi lội
thì đương nhiên là anh ta cũng sẽ tỏ ra thích bơi lội để làm vừa lòng bố.
Nếu bạn nhiễm tính ba phải nhiều như thế, bạn sẽ sinh ra tính vô kỷ luật, dễ trở thành người xu nịnh đấy.
3. Kẻ lười biếng
Nếu đã lười nhác thì có việc gì là quan trọng và khẩn cấp đâu. Anh ta luôn phí thời gian cho những việc quá đáng như xem tivi triền miên, ngủ nướng tối ngày, cà kê dê
ngỗng trên điện thoại, chơi game suốt, tán ngẫu trên mạng thì còn phải nói. Bạn chớ có học đòi tính lười biếng như thế, nếu không bạn sẽ sinh ra thiếu trách nhiệm, hư
hỏng.
4. Người biết dành ưu tiên
Người biết dành ưu tiên biết rõ việc gì là quan trọng và không gấp gáp, chẳng hạn như việc làm quen bạn mới, tập luyện điều độ, lên kế hoạch cho công việc, nghĩ ngơi
hợp lý
Thật tuyệt vời nếu bạn được như vậy.
Việc gì đối với người biết dành quyền ưu tiên cũng điều được coi trọng. Thế những việc này không cần làm gấp thì sao? Không, nó chỉ cần làm đúng lúc, đúng chỗ. Dĩ
nhiên loài người này cũng không phải là đã hoàn hảo, nhưng họ biết xem xét công việc và dành quyền ưu tiên cho những việc cần làm trước. Họ cũng biết từ chối đúng
lúc, đúng việc. Bởi vì họ có một thói quen tuy đơn giản nhưng rất hữu dụng, đó là làm việc có kế hoạch.
Nếu bạn cũng biết dành quyền ưu tiên cho những việc cần thiết thì bạn sẽ tự chủ được cuộc đời mình, cân bằng trong cuộc sống, và có phong thái ung dung.
Sau khi xem xét rồi, bạn thấy thế nào? Dĩ nhiên là để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, bạn nên trở thành người biết dành quyêng ưu tiên và nên bớt tính khất lần, ba phải
và lười biếng. Trong mỗi người đều có đủ tính tốt và tính xấu, vậy thì bạn hãy:
Bớt khất lần: đùng có việc gì cũng xem là quan trọng và gấp gấp gáp hết. Bớt tính này bạn sẽ bớt tính căng thẳng đấy.
Biết nói không với những việc không cần thiết, việc này không dễ nhưng bạn có thể làm được, đừng tự biến mình thành người ba phải, xấu lắm.
Từ bỏ tính lười biếng. Đừng phí thì giờ vào những việc vô bổ, để dành thời giờ vào những việc quan trọng. Bạn có quyền nghỉ ngơi nhưng đừng có quá đáng, bạn nên
nghỉ ngơi có kế hoạch như người biết dành ưu tiên ở trên.
Vậy để trở thành người biết dành quyền ưu tiên thì phải làm thế nào? Phải biết lên kế hoạch!
Lên kế hoạch
Để bứt đầu một công việc gì đó luôn suôn sẽ thì tôi thành thật khuyên bạn nên lên kế hoạch. Đừng nghỉ kế hoạch là việc gì to tát, bạn có thể lên kế hoạch theo nhiều
cách cơ mà: mốt số ghi chú, quyết định, việc cần làm được ghi trên quyển lịch, một quyển sổ nhỏ ghi mục tiêu phải đạt
. Có thể bạn sẽ thốt lên: Tôi không muốn bị
trói cuộc đời vào những kế hoạch vớ vẫn nào đâu. Tự do muôn năm. Không đâu, kế hoạch không hề trói buộc bạn mà nó giúp bạn tự do cơ đấy. Nó nhắc bạn không quên việc
phải làm, giúp bạn chủ động để đạt mục tiêu của mình.
Kế hoạch tuần
Mỗi tuần bỏ ra 15 phút để lên kế hoạch thử xem, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay thôi. Bạn theo 3 bước của tôi nhé:
Bước 1: xác định hòn đá lớn của bạn
Cuối tuần hoặc đầu tuần, hãy suy nghĩ xem trong tuần này việc gì quan trong nhất cần làm. Tôi gọi đó là hòn đá lớn, nó cũng như chặng nhỏ trên đường đi đến mục tiêu
lâu đài của bạn. Nó có thể là đọc xong một cuốn sách, viết xong một lá đơn xin việc, tập thể dục 3 lần/tuần, dự sinh nhật một người bạn
. Tùy vào bạn xác định vai
trò của mình như thế nào mà hòn đá lớn của bạn có khác nhau:
Học sinh:làm hết bài tập, đạt điểm cao.
Bạn bè: đi dự sinh nhật bạn, gởi thiếp chúc mừng
Gia đình: giúp em làm bài, đến thăm ngoại.
Công việc: đi làm đúng giờ.
Bản thân: nghe nhạc, viết nhật ký mỗi tối.
Xác định hòn đá lớn xong rùi thì ta qua bước 2 nhé.
Bước 2: phác họa thời gian để xử lý Hòn Đá Lớn
Hãy tưởng tượng bạn có một cái chậu, sau đó bỏ tiếp những hòn đá lớn vào, một số hòn đà sẽ bị dư ra.
Nào bây giờ làm lại: trút hết sỏi trong chậu ra, xếp những hòn đá lớn vào trước, sau đó mới cho sỏi vào những viên sỏi gần như lấp đầy những khảng trống giữa những hòn đá. Bây giờ thì tất cả điều nằm ổn trong chậu: cả những hòn đá lớn, cả những viên sỏi. Hòn Đá Lớn là những việc quan trọng nhất đối với bạn, còn những viên sỏi là những việc nhỏ hàng ngày để hoàn tất những việc quan trọng. Bạn thấy chưa, nếu bạn không đưa những Hòn Đá Lớn vào thời khóa biểu trước tiên thì bạn sẽ chẳng làm hết được mọi việc đâu. Trong kế hoạch tuần, bạn nên xác định thời gian nào là tốt nhất để làm việc, làm trong bao lâu, lúc nào làm việc là thích hợp, từng việc nhỏ hàng ngày như vậy sẽ giúp bạn xử lý hòn đá lớn dễ dàng.
Bước 3: lập dự tính cho tất cả nhũng việc còn lại
Sau khi lập kế hoạch cho những việc cơ bản, giờ là lúc bạn nhét những viên sỏi vào những khoảng trống trongchậu thời khóa biểu của bạn: liếc sơ qua thời biểu và
viết vào những sự kiện trong tuần: hẹn hò, tiệc tùng, lễ, buổi xem kịch, xem ca nhạc
Áp dụng hàng ngày
Xong xuôi, giờ chỉ mỗi thực hiện thời khóa biểu này thôi. Bạn có thể chỉnh lại đôi chút khi thực hiện. Cố thao đúng những gì đã dự định, nhưng nếu không làm hết được
mọi thứ thì cũng không sao, bạn sẽ làm bù lại khi khác vậy.
Thời khóa biểu có thật sự hiệu quả không?
Phương pháp quản lý thời gian có thực sự hiệu quả? Nhiều bạn đã thành công khi tiến hành các đề xuất trên. Tôi đã nhận hai lá thư riêng từ hai bạn trẻ về việc sử
dụng thời khóa biểu cho kế hoạch trong tuần:
Jacob:
Tôi nhớ rằng khi đọc cuốn sách của anh. Tôi đã tự chủ mình,chà, mình đúng là kẻ để đến phút chót mới chịu làm. Chẳng hạn như trong việc học, nếu một bài viết
đến hạn nộp, tôi chỉ làm nó vào đêm chủ nhật để sáng thứ hai nộp, hoặc nếu có một cuộc kiểm tra vào thứ sáu, tôi nghỉ thứ năm để học bài. Tôi đã bị nhiều khủng
hoảng. Vì vầy tôi quyết định lên kế hoạch cho công việc của mình.
Trước tiên, khi phát hiện ra điều gì quan trọng, tôi bắt đầu dành sự ưu tiên cho nó. Nếu muốn đi câu cá tôi sẽ nói:Ồ, điều kia quan trọng hơn. Mình sẽ làm nó trước,
rồi ngày mai mình sẽ có cả ngày để câu cá. Cuối cùng tôi bắt đầu học hành có hiệu quả hơn. Đạt điểm cao trong các cuộc kiểm tra, và mọi việc được sắp xếp đúng
chỗ. Tôi cảm thấy bớt căng thẳng khi tôi biết dùng quỹ thời gian của mình một cách hợp lý.
Brooke:
Mức stress của tôi giảm đi bởi vì tôi không còn cố gắng để nhớ từng việc phải làm mỗi ngay, tôi đã có thời khóa biểu của mình. Trước khi đi ngủ tôi xem thời khóa biểu
và ghi nhớ những việc cần phải làm ngày mai, đặc biệt là những việc của triêng mình.
Thời gian là thứ qua đi không bao giờ trở lại. Tời khóa biểu giúp ta đỡ phí thời gian và biết trân trọng từng khoảng khắc cuộc sống.
Nửa phần còn lại
Trong thói quen 3, quản lý thời gian không phải là tất cả mà mới chỉ là một nữa. Một nữa còn lại là học cách vượt qua nỗi sợ hãi và áp lực, giúp bạn lấy lại sự
dũng cảm. Khi tôi hỏi một nhóm bạn trẻđiều trọng nhất trong cuộc sống của bạn là gì? , tôi thường được nghe họ trả lời: Đó là gia đình, sự tự do, sự trưởng thành,
lòng chân thật, tín ngưỡng, quan điểm
. Rồi tôi hỏi tiếp:điều gì ngăn không cho các bạn đặt những điều ấy lên hàng đầu trong đời bạn? . Không có gì phải ngạc
nhiên,sự sợ hãi vàáp lực của bạn bè là hai trong số những câu đáp chiếm da số.
Chúng ta sẽ bàn về cách giải quyết hai vấn đề này nhé!
Vùng an nhàn và vùng dũng cảm
Việc đặt các vấn đề quan trọng lên hàng đầu đòi hỏi lòng dũng cảm và buộc bạn phải vược ra khỏi vùng an nhàn của bạn. Hãy nhìn lướt qua sơ đồ vùng dũng cảm và
vùng an nhàn.
Vùng an nhàn thể hiện những gì bạn quen thuộc: bàn bè, những việc bạn thích làm,những nơi hay đến. Môi trường an nhàn không có rủi ro thì qua dễ, không đòi hỏi nỗi
lực, trong đó bạn cảm thấy an toàn và dễ chịu. Nói cách khác, làm quen bạn mới, diễn thuyết trước đám đông
làm cho bạn cảm thấy lo sợ. Hãy bước vào vùng dũng cảm
xem nào: thử thách, rủi ro, mạo hiểm, mọi thứ đều làm bạn không thấy dễ chịu chút nào cả. Ở đó đầy những áp lực, nguy cơ, sự bất ổn, khả năng thất bại đang chờ
đón, nhưng nó cũng là một nơi để tìm kiếm cơ hội và là nơi nhất bạn có thể đạt được tiềm năng tròn vẹn của bạn. Bạn sẽ không bao giờ đạt được nó nếu cứ quanh quẩn
trong vùng an nhàn. Đó là điều kiện chắc chắn.
Bạn có thể hỏi:thích môi trường an nhàn thì có làm sao đâu?. không có gì sai hết. Thật ra, phần lớn của chúng trải qua ở đó. Nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu bạn không
mạo hiểm đi vào những vùng xa lạ. Bạn cũng biết rõ như tôi rằng mọi người hiếm khi thử nhưng điều mới lạ hay dám sãi cánh bay ra khỏi vùng đời sống àn toàn và tẻ
nhạc của họ. Tại sao không thử biểu lộ một niềm tin vào bản thân, thử liều một chuyến, và thỉnh thoảng nhảy dù vào vùng dũng cảm của bạn? Hãy nhớ rằng, rủi ro của
an nhàn mới là rủi ro lớn nhất.
Không bao giờ để nỗi sợ hãi quyết định
Có nhiều cảm giác tệ hại nhưng tệ nhất vẫn là nỗi sợ hãi. Khi tôi nghĩ về mọi điều mà tôi đã làm hỏng trong đời, tôi nhận ra rằng tất cả cũng bởi vì tôi sợ hãi.
Tôi cảm thấy đau lòng khi học trung học tôi quen một bạn gái dễ thương tên là Sherry nhưng tôi không dám tỏ tình vì tôi sợ cô ấy không thích mình. Tôi còn nhớ tôi đã xin
rút lui khỏi đội bóng sau một lần tập dược bởi vì tôi sợ thi đấu. Tôi cũng không bao giờ quên lần mình chạy trốn khỏi hội sinh vì sợ diễn thuyết trước cả trường.
Trong suốt cuộc đời có nhiều khóa học tôi không bao giờ có mặt, nhiều bạn tôi không bao giờ làm quen và nhiều chương trình tôi không bao giờ tham dự cũng vì nỗi sợ hãi.
Bố tôi đã nói một câu làm tôi nhớ mãi:Sean, đừng bao giờ để nỗi sợ hãi điều khiển con, con phải tự quyết định lấy . Hãy nghĩ về hành động của những người anh hùng
mà những người khác không dám làm vì sợ, nghĩ về Nelson Mandela, người đã từng đấu tranh chống lại tệ phân biệt chủng tộc ở Nam phi. Mandela đã từng ngồi tù 27 năm vì
đấu tranh chống tệ phân biệt chủng tộc trước khi ông trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nam phi. Nếu ông cũng sợ hãi thì lấy ai đấu tranh cho người da màu? Hoặc
hãy nghĩ về sự dũng cảm cua Susanb Anthony khi bà đấu tranh cho quyền phụ nữ ứng cử ở mỹ
Đối mặt với sợ hãi không dễ nhưng nếu bạn làm được, bạn sẽ thấy hài lòng.
Trong năm cuối đại học, tôi còn thiếu vài tín chỉ, vì thế tôi đã để ý tìm xem lớp học nào tôi muốn tham gia để kiếm đủ số kiếm chỉ cần thiết. Khi qua lớpluyện
giọng hát riêng ,tôi nghĩ,Sao không bược ra khỏi khu vực an toàn và thử một phen?
Tôi cẩn thận đang ký lớp học riêng thay vì học nhóm vì không muốn làm trò chơi khi đứng hát trước mặt người khác.
Cuối khóa, thầy giáo đã gây bất ngờ cho tôi khi hỏi:em đã chọn bài hát để hát trược mặt các bạn chưa? . Tôi nghi ngờ:là sao hả thầy? có nghĩa là lớp học yêu cầu
em hát trước các bạn học lớp luyện giọng cá nhân khác .em hát có hay đâu thầy! em sẽ hát hay .
Việc này làm tôi phát ốm, nhưng tôi không để cho nỗi sợ hãi khống chế, tôi nghĩsean, hãy dũng cảm lên, đây là cố gắng tối thiểu của mày . Ngày đó cuối cùng đã đến,
ý nghĩ rằng mọi người trong phòng đều có hiểu biết về âm nhạc càng làm tôi cứng người. Một anh chàng lên hát trước tôi, rồi cũng đến lượt tôi. Đứng trước lớp học,
tôi luôn phải tử nhủ:dũng cảm lên, dũng cảm lên, Sean .
Tôi tự giới thiệu:tôi sẽ hát bài trên con đường nơi bạn sống. Chữ nghĩa hoa văn bay đâu hết sạch trước những cặp mắt đang đổ dồn vào tôi. Tôi bắt đầu:tôi đã từng
bước chân trên con đường này
. Thậm chí trước khi tôi hát câu thứ hai, mặt mọi người đang ngồi nghe đã hiện ra vẻ khổ sở, tôi rất bối rối và người tôi như cứng ngắc
trong cái quần jeans mới, tôi cố rặn từng chữ tiếp.
Gần cuối bài có một nốt cao, lúc tập tôi cũng thường lên giọng rất khó khăn ở chỗ này. Tôi cố rướn hết sức, tôi chỉ nhớ là lúc đó một vài khuôn mặt bên dưới tỏ ra
cố gắng, nhưng không thể chịu đựng thêm được nữa. Tôi kết thúc nhanh chóng ngồi xuống. Im lặng. Không biết ai đó nói:khá lắm, Sean . Tôi nhún vai như thể tôi cũng nghĩ
như vậy:xin cám ơn! . Nhưng bạn biết không, khi ra khỏi phòng và đi một mình vào nhà xe, tôi đã thầm hãnh diện vê mình lắm lắm: tôi không quan tâm lắm đến việc mọi
người nghe tôi hát được một nốt cao thành công nhất từ trước đến nay đối với chính tôi. Cũng như nhà leo núi Edmund Hillary khi trở thành người đầu tiên leo lên đến đỉnh
Everest đã phát biểu:không phải là tôi đã chiến thắng được đỉnh núi, mà là tôi chiến thắng bản thân mình .
Vì vậy bạn nên mạnh dạn:
Làm quen bạn mới,
Thoát khỏi áp lực bạn bè,
Từ bỏ thói quen cũ,
Bồi dưỡng một kỹ năng mới,
Thay đổi công việc,
Tìm ra giải pháp,
Tự thân vận động,
Hoặc là thậm chí bạn có thể sẽ hát trước một đám đông
. hãy làm! Đừng ngại thất bại. Đừng bao giờ để nỗi sợ hãi quyết định lấy.
Thành công là biết đứng dậy sau mỗi lần thất bại.
Nếu bấy lâu nay bạn văn cảm thấy sợ thì cũng chẳng sao. Cảm thấy sợ mà vẫn làm được. Một cách để vượt qua sự sợ hãi luôn nghĩ trong đầu câu Thành công là biết đứng
dậy sau mỗi lần thất bại , bạn sẽ đỡ lo lắng hơn và có nhiều cơ hội hơn để ôn lại những gì mình đã làm. Rất nhiều danh nhân cũng đã từng thất bại nhiều lần.
Albert Einstein không biết nói cho đến năm 4 tuổi. Thầy dạy nhạc của Betthoven đã từng nói:chẳng chút hy vọng gì để Betthoven trở thành nhà soạn nhạc . Louis Pasteur thì
luôn đạt điểm tệ trong môn hóa. Nhà khoa học về tên lửa Wernher Von Braun thi hỏng môn đại số lớp 9. Nhà hóa học Marie Curie đã bị khách liệt về tài chính trước khi phát
hiện ra hóa học nguyên tử. Michael Jordan bị loại khỏi đội bóng chuyền lúc đang học năm thứ 2 trung học
Những sự kiện dưới đây đã từng diễn ra với một người, bạn thử đoán xem ai nhé. Người này:
Thất bại trong kinh doanh năm 22 tuổi,
Năm 23 tuổi thi rớt trong kỳ thi luất sư,
Lại thất bại trong kinh doanh năm 25 tuổi
Phải chứng kiến người yêu chết năm 26 tuổi,
27 tuổi bị sụp đổ thần kinh,
Thất bại trong công việc người dẫn chương trình 29 tuổi,
Thất cử khi tranh cấp nghị sĩ năm 34 tuổi,
Trúng cử nghị sĩ năm 37 tuổi,
Thất cử khi tranh cấp thượng sĩ năm 46 tuổi,
Thất cử phó tổng thống mỹ năm 47 tuổi,
Năm 49 tuổi lại thất cử thượng nghị sĩ.
Người này không ai khác hơn là Abraham Lincoln, tổng thống vào 51 tuổi. Ông tiến lên sau mỗi lần thất bại và đạt được sự ngưỡng mộ và tôn trọng của cả nước mỹ.
Mạnh mẽ trong lúc khó khăn
Nhà thơ Robert Frost viết:trong cánh rừng tẻ ra hai con đường, tôi chọn con đường ít người qua lại. Và điều đó đã làm tất cả mọi chuyện khác đi . Tôi tin rằng có những
giây phút khó khăn, những giây phút con đường phân đôi ngả, và nếu mạnh mẽ trong thời điểm đó, chúng ta sẽ làm cho tất cả mọi chuyện khác đi trên con đường cuộc
đời.
Vậy chính xác những thời điểm khó khăn là gì? Đó là khi có việc xung đột giữa việc làm điều đúng và việc làm dễ dàng. Cách ứng xử của ta trong những lúc khó khăn
có thể ảnh hưởng đến bản thân ta suốt đời. Thời điểm khó khăn có hai tầm mức, nhỏ và lớn.
Những khó khăn nhỏ xảy ra hàng ngày như phải dậy sớm khi đồng hồ reo, tự giác làm bài tập về nhà. Nếu bạn có thể chiến thắng bản thân và mạnh mẽ trong những phút
đó thì mỗi ngày của bạn sẽ trở nên tươi đẹp hơn.
Những khó khăn lớn cũng thường xảy ra trong đời. Như việc phải quyết định chọn bạn, phải từ bỏ một áp lực xấu từ bạn bè, gia đình ly tán, những việc rủi ro không
ngờ
Nếu bạn đã luôn phòng trước rằng những việc như vậy có thể sẽ đến và đã chuẩn bị trước được cho những tình huống như vậy, chắc chắn bạn sẽ vượt qua được thôi.
Hãy dũng cảm lên trong những phút giây này, đừng nướng hạnh phúc tương lai vào những phút giây yếu lòng.
Vượt qua áp lực
Một trong những khó khăn nhất là phải đối diện với áp lực của bạn bè. Để nói không khi tất cả bạn của bạn mình nói có, bạn phải thật cam đảm lắm. Tuy
nhiên,đứng vững trước áp lực này là bạn đã gởi một khoản lớn vào tài khoản cá nhân của bạn rồi đấy.
Đôi khi áp lực cũng có thể quá lớn nên chỉ có cách chống trả duy nhất là thoát khỏi môi trường đó. Như trong trường hợp bạn dính líu đến một băng xã hội đen, một
đám bạn nghiện ngập
Để vượt qua được những áp lực này, điều bạn cần quan tâm nhiều là trong lòng bạn muốn gì, bạn tự nghĩ về mình như thế nào. Tại sao áp lực bạn
bè lại nặng nề đến như vậy? Bởi vì bạn muốn phụ thuộc nó? Bạn muốn học đòi những phong cách quái đản của một băng nhóm? Muốn hút chích cho không thua bạn
bè?
Không phải tất cả những áp lực bạn bè là xấu cả. Phần lớn áp lực bạn bè là điều tốt, nếu bạn có thể tìm ra một người bạn có ảnh hưởng tích cực đến bạn thì
cứ tiếp tục chơi với người đó. Bạn có thể sẽ được nhiều điều hay.
Nếu bạn thấy chính mình muốn độc lập, nhưng vẫn bị phụ thuộc bạn bè lôi kéo thì bạn nên chú ý xây dưng lòng tự tin và lòng tự trọng trong tài khoản cá nhân của
bạn. Nếu sự tự tin và lòng tự trọng của bạn thấp thì sao có thể chống cự lại sự lôi kéo? Do đó bạn nên tạo một tài khoản cá nhân của riêng bạn, giữ lời hứa với
bản thân, giúp đỡ người khác, phát huy năng khiếu bản thân, tự mài dũa bản thân. Tự nhiên bạn sẽ có được nội lực để tìm ra lối đi của riêng mình thay vì theo đuôi
người khác. Hai là hãy viết ra những nhiệm vụ và mục tiêu của bạn, nếu bạn chưa tìm được chân giá trị của mình thì làm sao có thể phát huy nó được? Bạn sẽ dễ nói
không hơn nếu bạn biết rõ mình nói có vì mục tiêu nào. Ví dụ như bạn sẽ dễ dàng nói không khi ai đó rủ trốn học, vì bạn có mục đích lớn hơn là học tiếp lên
đại học.
Công thức chung của thành công
Biết ưu tiên việc gì làm trước sẽ tạo cho bạn tính kỷ luật. Kỷ luạt để quản lý thời gian, kỷ luật để vượt qua nỗi sợ hãi, kỷ luật để trở nên mạnh mẽ trong những
trường hợp khó khăn và chống lại áp lực của cuộc sống. Albert E.Grey đã bỏ nhiều năm nghiên cứu trên những người thành đạt để tìm ra những nhân tố quyết định sự thành
công của họ. Bạn nghĩ xem ông đã khám phá ra điều gì? Hẳn nhiên không phải cứ ăn mặc đẹp thì thành công, hay ăn uống đầy đủ hoặc có một thái độ, tinh thần lạc quan
thì thành công, thay vào đó, những điều ông tìm ra là:
Tất cả những người thành công đều có thói quen làm những việc mà người thất bại không thích làm. Đúng là họ không thích làm, mà cũng không ai bắt họ làm, nhưng ở
đây, sự không thích làm chỉ là phụ so với sức mạnh của mục đích mà học đạt ra.
Vây là sao? Nghĩa là những người thành công sẵn sàng rút kinh nghiệm và làm những điều mà họ không thích làm. Tại sao họ phải làm như vậy, bởi vì họ biết rõ những
điều đó sẽ dẫn họ tới mục đích của họ.
Nói cách khác, đôi khi bạn phải sử dụng ý chí để làm một việc gì đó cho dù bạn có thích hay không. Bạn có nghĩ là một nghệ sĩ piano luôn thích luyện tập hàng giờ
mỗi ngày. Một người vừa đi học, vừa đi làm có thích đi làm thêm không? Có một câu chuyện về một vận động viên, khi được hỏi:Ngày đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của
anh là gì?, câu trả lời của anh là: một ngày không phải tập tành gì cả. anh ấy ghét luyện tập, nhưng vẫn sẵn lòng chấp nhận nó vì mục đích lớn hơn.
Thói quen thứ 3 là khó nhất trong 7 thói quen đấy, nó đòi hỏi tính dũng cảm. Vậy thì để có thói quen 3, nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì hãy làm theo chỉ dẫn
của những bước nhỏ sau:
Những bước nhỏ
1. Đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch trong một tháng. Trung thành với kế hoạch đó.
2. Xác định xem ban phí thời gian vào việc gì nhất, có cần thiết phí thời gian vào những việc như vậy không?
Tôi phí thời gian nhất vào việc:
..
3. Bạn có ba phải không? Ai nói gì bạn cũng gật hết phải không? Nếu đúng như vậy, bạn hãy dũng cảm nói không trong những trường hợp cần thiết.
4. Nếu bạn có bài tập trong một tuần, đừng chần chừ để nước đến chân mới nhảy, hãy làm ngay từ bây giờ, mỗi ngày một chút, nó sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
5. Nghĩ xem có việc gì quan trọng mà bạn trì hoãn đã lâu mà vẫn chưa làm. Hãy xếp nó và kế hoạch tuần này và thực hiện ngay.
6. Ghi ra 10 Hòn đá lớn quan trọng nhất của bạn để đưa nó vào lịch của bạn, thực hiện từng việc một.
7. Xác định nỗi sợ hãi nào cản trở bạn tiến đến mục tiêu của mình. Quyết định ngay từ bây giờ bước ra khỏi môi trường an nhàn của bạn để dũng cảm đối mặt với
những thách thức làm bạn tốt hơn. Đập tan nỗi sợ hãi.
Nỗi sợ của tôi là :
..
8. Bạn có phải chịu một áp lực nào không? bạn phải chịu trách ảnh hưởng của ai nhất? Hãy tự hỏi: Mình làm việc này vì mình muốn làm hay vì người khác muốn mình
làm nó.
Người ảnh hưởng đến tôi nhất: